Nỗi bất an trên đường phố ám ảnh nhiều người dù ý thức tuân thủ luật giao thông như đi đúng làn, dừng đúng chỗ, chạy đúng tốc độ....
Nhìn sang nước lân cận như Lào và Myanmar, cơ sở hạ tầng giao thông ở đó tệ hơn các thành phố lớn nước ta nhưng nhiều người tuân thủ luật giao thông? - bạn đọc Đỗ Ngô Trần (TP.HCM) gửi bài viết tới diễn đàn.
Trên xa lộ Hà Nội (TP.HCM) nhiều lần tôi thấy xe đầu kéo chuyển hướng bất ngờ vào làn đường hỗn hợp và rẽ vào các kho trung chuyển chở hàng, giờ cao điểm nhiều xe máy tạt đầu ô tô, chạy luồn lách trong làn đường dành cho ô tô, chứng kiến các vụ tai nạn xảy ra phần lớn vì không tuân thủ luật giao thông.
Dễ thấy những hành vi lệch chuẩn
Nỗi lo bất an trên đường phố ám ảnh nhiều người dù ý thức tuân thủ luật giao thông như đi đúng làn, dừng đúng chỗ, chạy đúng tốc độ, bật đèn tín hiệu trước khi chuyển hướng nhưng vẫn sợ tai nạn bất ngờ từ các phương tiện lưu thông thiếu trách nhiệm, chạy ẩu.
Rất dễ thấy những hành vi lệch chuẩn khác trong giao thông bởi cảnh chen lấn, chạy xe ngược chiều, cứ có chỗ trống là chen vào, tùy tiện quay đầu xe, ô tô lưu thông trong làn đường dành cho xe máy và ngược lại.
Thử xem lại chúng ta có khi nào nhắc những người vi phạm luật giao thông, chạy xe sai làn đường hay lúc ngồi trên xe buýt hoặc xe khách nhắc nhở tài xế khi chạy ẩu?
Đây còn là sự thiếu tin cậy trong giao thông, đi lại trên đường phố. Sở dĩ ai đó yên tâm lái xe vì nghĩ rằng lưu thông đúng luật, đi qua ngã tư khi có đèn xanh thì những người khác phải dừng lại khi gặp đèn đỏ. Thế nhưng, sự tin cậy tối thiểu này cũng bị mất đi bởi những người vi phạm pháp luật và quy ước xã hội mà không bị xử lý.
Chiếc xe container lật ngang trên đường thuộc xã Vạn Thắng (Ba Vì, Hà Nội), thùng xe đè chết 2 mẹ con đi xe máy
Ở nước ta, nhắc nhau và giám sát những hành vi lệch chuẩn trong tham gia giao thông là có nhưng rất hiếm.
Nhân bản những tình huống này
Vừa qua xuất hiện đoạn video ghi cảnh một tài xế ôtô say rượu liên tục xin lỗi khi gây tai nạn tại ngã ba Tố Hữu - Mỗ Lao (Hà Nội) do không làm chủ được tay lái đã quệt vào 3 bố con đi xe máy. May mắn, người đàn ông và hai đứa bé không sao. Nạn nhân yêu cầu tài xế bật đèn khẩn cấp, xuống xe để nói chuyện.
Tài xế vội xin lỗi. Lập tức, người đàn ông lớn tiếng: "Anh đừng xin lỗi làm gì cả. Anh xin lỗi bản thân ấy. Anh uống rượu bia như thế này, gây tai nạn cho người khác. Gia đình người ta khổ, anh cũng khổ, anh biết không?".
Sau đó, người này yêu cầu tài xế phải gọi người thân đến đưa về nếu không sẽ báo công an. Tài xế liền lấy điện thoại ra gọi cho vợ đến đón và cảm ơn người đàn ông đã bỏ qua. Tiếc là tình huống thế này rất hiếm.
Một tuyến đường chính tại Singapore
Đi du lịch đến Thái Lan thấy đường đông xe, không có CSGT nhưng các phương tiện vẫn lưu thông theo trật tự. Tôi hỏi thì được hướng dẫn viên giải thích “Ở đây các phương tiện phải lưu thông theo làn đường đã hình thành nên thói quen, ai vi phạm tự trở thành người kỳ dị và bị xem thường”.
Ở Singapore càng hơn thế, trên đường phố vào giờ cao điểm rất đông nhưng phương tiện vẫn lưu thông theo trật tự dù không thấy có cảnh sát hay lực lượng điều tiết giao thông.
Khi tôi loay hoay chuẩn bị qua đường tại một con phố, một người phụ nữ bản địa liền tới giải thích: “Chỗ này không phải để qua đường, rất nguy hiểm” và chị hướng dẫn chúng tôi đi tiếp khoảng 50m sẽ thấy vạch sơn trắng, là chỗ cho người đi bộ qua đường.
Ở đây không lâu, với những sai sót trong giao thông được người bản xứ góp ý và hướng dẫn, chúng tôi luôn chú ý để không tái diễn cảnh tương tự, luôn cảm thấy mọi người đều đang giám sát các hành vi của mình để ý thức hơn trong quan hệ cộng đồng.
Vì sao các nước lân cận ý thức tuân thủ luật giao thông tốt?
Xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam, không ít ý kiến đổ lỗi bởi cơ sở hạ tầng đường xá yếu kém và không đáp ứng yêu cầu dẫn đến văn hóa giao thông xuống cấp, mạnh ai ấy nấy đi mà bất chấp an toàn.
Nhìn sang nước lân cận như Lào và Myanmar, cơ sở hạ tầng giao thông ở đó tệ hơn các thành phố lớn nước ta nhưng nhiều người tuân thủ luật giao thông.
Thiết nghĩ trước tiên, cơ quan chức năng nên hãy quản lý chặt trong khâu đào tạo cấp giấy phép lái xe mà nhất là với tài xế xe container, xe chở khách…
Hơn nữa là có biện pháp mạnh đủ sức răn đe và chế tài đối tượng vi phạm, xử lý nghiêm các hành vi mất an toàn giao thông, ngoài bồi thường phải phạt tù các trường hợp chạy ẩu hay sử dụng bia rượu gây tai nạn chết người, kịp thời ngăn chặn những nguy cơ có thể gây tai nạn như không cho tiếp tục lái xe khi phát hiện đã uống rượu bia bằng cách tạm giữ phương tiện.
Mọi hành vi trong tham gia giao thông dù là nhỏ nhặt cũng sẽ là bước đệm cho các hành động mai sau tốt, xấu, hay, dở…
Luật giao thông, quy ước và nguyên tắc tham gia giao thông đều có sẵn nếu không thực hiện hoặc áp dụng nửa vời thì cũng như không.
Nếu có cả cộng đồng cùng giám sát, yêu cầu đối tượng hành xử công bằng và có trách nhiệm trong tham gia giao thông như Thái Lan và Singapore hay người đàn ông đã làm với tài xế ô tô say rượu tại Hà Nội thì các hành vi lệch chuẩn như vi phạm pháp luật, nguyên tắc an toàn, quy ước xã hội sẽ hạn chế đáng kể.
Cùng hiến kế giảm thiểu các vụ tai nạn thương tâm, mời bạn đọc trong và ngoài nước có thể chia sẻ kinh nghiệm, câu chuyện thực tế... gửi về địa chỉ banxahoi@vietnamnet.vn . Bài viết phù hợp sẽ được lựa chọn đăng tải. Trân trọng!
Chuyên gia giao thông: \'Xóa bỏ tàu điện Hà Nội là sai lầm trong tầm nhìn phát triển giao thông đô thị\'
TS. Nguyễn Xuân Thủy cho rằng việc xóa bỏ tàu điện ở Hà Nội là điều rất xót xa, là sai lầm trong tầm nhìn ... |
"Xóa bỏ tàu điện là sai lầm trong tầm nhìn phát triển giao thông đô thị"
Chuyên gia cho rằng việc xóa bỏ tàu điện ở Hà Nội là một sai lầm trong tầm nhìn phát triển giao thông đô thị, ... |
Nâng cao nhận thức cho CBCNV về an toàn giao thông
Tháng 01/2019, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tổ chức khóa đào tạo “Kỹ năng lái xe an toàn khi ... |
Bộ Giao thông nghiên cứu hai phương án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam
Bộ trưởng Giao thông yêu cầu nghiên cứu thêm phương án đầu tư hạ tầng toàn tuyến, khai thác bằng đầu máy diesel rồi từng ... |