Bộ GTVT chỏ rằng, hiện vẫn còn nhiều tồn tại trong vận tải đường bộ và đào tạo sát hạch lái xe là những nguyên nhân tiềm ẩn gây mất ATGT và TNGT. Tới đây, bộ này sẽ siết chặt kiểm soát tải trọng, bổ sung mã vạch trên bằng lái xe...
Bộ GTVT sẽ tiếp tục siết chặt khâu dào tạo, sát hạch lái xe
Bộ GTVT vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình TNGT trong năm 2019 và 4 tháng năm 2020. Theo đó, năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020, giảm cả 3 tiêu chí về TNGT.
Nhiều tồn tại trong vận tải đường bộ
Tuy nhiên, Bộ GTVT cũng thừa nhận, trong quản lý kinh doanh vận tải đường bộ, vấn đề sát hạch lái xe vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố dễ gây mất ATGT.
Cụ thể như, trong năm 2019, Bộ GTVT đã kiểm tra tại 6 địa phương gồm Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Thuận, đã kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính 26 đơn vị kinh doanh vận tải, với số tiền xử phạt trên 220 triệu đồng.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, trong 4 tháng đầu năm 2020, toàn quốc xảy ra 4.509 vụ TNGT, làm chết 2.138 người, bị thương 3.305 người.
So với 4 tháng đầu năm 2019, số vụ tai giảm 944 vụ (giảm 17,31%), số người chết giảm 432 người (giảm 16,81%), số người bị thương giảm 847 người (giảm 20,91%).
Cũng trong thời gian trên, 52 địa phương có TNGT giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương, 22 địa phương giảm trên 10% số người chết. Song, vẫn còn 5 địa phương có số người chết do tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Các lỗi vi phạm chủ yếu như: Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe; không lập hồ sơ lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề của lái xe; sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có hợp đồng lao động.
Nhằm đánh giá đúng tình hình thực tế và đưa ra các giải pháp hiệu quả để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam xác minh, tổng hợp thông tin của lái xe liên quan đến các vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng.
Kết quả trong năm 2019, xác minh 70 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng cho thấy, có 2 vụ không có GPLX, số năm hành nghề trung bình của lái xe bị tai nạn là 9,5 năm, độ tuổi trung bình của lái xe 38,1 năm.
Theo hạng GPLX, có 14 trường hợp có Giấy phép lái xe hạng B1 và B2, 19 trường hợp có GPLX C, 5 trường hợp có GPLX hạng D, 51 trường hợp có GPLX hạng E, FC.
Từ phân tích cho thấy, các lái xe trong các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng nêu trên có kinh nghiệm lái xe, hành nghề trung bình là 9,5 năm; điều đó khẳng định cần có giải pháp để nâng cao trách nhiệm quản lý của đơn vị kinh doanh vận tải và ý thức của lái xe.
Bổ sung mã vạch vào bằng lái xe
Bộ GTVT cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ chỉ đạo các lực lượng chức năng và các Sở GTVT địa phương tập trung kiểm tra tải trọng xe tại một số tuyến quốc lộ trọng điểm trên toàn quốc (đường Hồ Chí Minh, đoạn qua địa phận tỉnh Hòa Bình; QL1A, đoạn qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa; QL70, đoạn qua địa bàn tỉnh Yên Bái; QL5, đoạn qua địa bàn Hải Phòng; QL18, đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh…).
Ngoài ra, Bộ sẽ triển khai giám sát, lưu trữ, quản lý dữ liệu camera trong quá trình tổ chức sát hạch tại các trung tâm sát hạch lái xe và chia sẻ với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Hoàn thiện việc bổ sung mã vạch hai chiều để đọc, giải mã nhanh thông tin trên bằng lái xe và liên kết với hệ thống thông tin quản lý GPLX;
Tập trung xử lý các trường hợp vi phạm quá tốc độ, vi phạm thời gian lái xe liên tục và không truyền dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình…
Quy định mới nhất về việc cấp bằng lái xe ôtô có hiệu lực trong năm 2020
Bắt đầu từ ngày 1.5, các cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe (GPLX) phải lắp đặt thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết. ... |
Từ hôm nay, ngồi nhà bấm nút đổi bằng lái xe, thẻ BHYT nhàn tênh
Người dân ở Hà Nội muốn đổi bằng lái xe được cấp tại TP.HCM sẽ không phải quay lại TP.HCM mà chỉ cần truy cập ... |