Nhiều học sinh không biết tổng đài bảo vệ trẻ em 111

Thiếu nhi TP HCM bày tỏ lo lắng trước các hành vi ấu dâm, bạo lực học đường, xâm hại thân thể, xảy ra thời gian gần đây.

Ngày 6/7, tại cuộc họp lần thứ tư Hội đồng Trẻ em TP HCM, Trương Tấn Phát (học sinh quận 7) nêu thực tế đa số bạn bè của mình không biết đến các kênh thông tin tư vấn, bảo vệ trẻ em, trong đó có tổng đài điện thoại quốc gia 111.

Phát cho biết, nhiều bạn bị xâm hại hay bị bạo lực ở trường thường "chịu trận" mà không biết kêu ai. Chỉ một số ít dám nói với cha mẹ. "Các bạn thiếu thông tin, không nắm được những quyền cơ bản của trẻ em, như vậy làm sao bảo vệ được bản thân mình", Phát chia sẻ.

Nam sinh cho rằng cần có biện pháp phổ biến cho tất cả học sinh biết và ghi nhớ những đầu mối tư vấn, can thiệp hỗ trợ khi họ bị xâm hại. Thực tế ở nhiều trường, các chuyên đề sinh hoạt được tổ chức nhiều nhưng chưa mang lại hiệu quả.

"Nhiều bạn khi tham gia không mấy để tâm. Mình nghĩ nhà trường nên đưa những tiết tập huấn ngoài giờ thành tiết học chính, giáo viên cần thay đổi phương pháp giúp học sinh tăng hứng thú học tập và tìm hiểu", Phát đề xuất.

nhieu hoc sinh khong biet tong dai bao ve tre em 111

Nguyễn Lý Nhã Thy phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Như Quỳnh.

Nhiều đại biểu "nhí" là học sinh tiêu biểu của thành phố cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bạo lực và xâm hại.

Nguyễn Lý Nhã Thy (Phó chủ tịch Hội đồng trẻ em) cho rằng, học sinh hiện không chỉ phải đối mặt với những nguy hiểm bên ngoài, mà còn đứng trước nguy cơ bị làm hại thông qua mạng xã hội. Lợi dụng sự nhẹ dạ của trẻ em, nhiều người lấy cắp thông tin để thực hiện các hành vi xấu. Em mong muốn có biện pháp siết chặt, quản lý thông tin trên mạng và giáo dục trẻ em sử dụng mạng xã hội đúng cách.

Cùng chủ đề này, Lê Quang Thạch Anh (quận Bình Thạnh) khuyên bạn bè thay vì dành nhiều thời gian cho những việc vô bổ thì nên lan tỏa những thông tin tích cực, chia sẻ kiến thức kỹ năng sống và phòng vệ.

Tại kỳ họp, một số học sinh đề xuất lồng ghép các chương trình kỹ năng sống ở trường học thành hoạt động mang tính định kỳ, ngay từ cấp học mầm non, tiểu học để trẻ em sớm có nhận thức tự bảo vệ mình.

Mô hình Hội đồng Trẻ em được Thành đoàn TP HCM chủ trì thực hiện, hoạt động từ tháng 6/2017 với thành viên là các học sinh tiêu biểu từ 9 đến 15 tuổi.

Hội đồng Trẻ em TP HCM họp hai lần một năm. Đây được xem là cầu nối giúp lãnh đạo thành phố nắm bắt nguyện vọng và nhu cầu của trẻ em nhằm hoàn thiện chính sách tốt hơn cho nhóm người này.

Tháng 12/2017, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khai trương tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em - 111. Tổng đài tiếp nhận thông tin, thông báo tố giác hành vi xâm hại trẻ em từ các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân và trẻ em qua điện thoại.

nhieu hoc sinh khong biet tong dai bao ve tre em 111 Nạn quấy rối tổng đài 114, 115: Gọi tới tổng đài báo cháy để... ca cải lương!

Chỉ cần để sót một tin báo cháy thật thì hậu quả khôn lường, thế nhưng tổng đài 114 TP.HCM lại đang bị các cuộc ...

nhieu hoc sinh khong biet tong dai bao ve tre em 111 Công nghệ 911 mới nhận cuộc gọi cứu nạn thay tổng đài viên

Công nghệ này giúp xác định vị trí, gửi tin nhắn, phát video trực tiếp, truy xuất thông tin người bị nạn giúp xử lý ...

nhieu hoc sinh khong biet tong dai bao ve tre em 111 Nhân viên tổng đài bảo vệ trẻ em - 111: Mải “nhấc máy” quên cả ăn cơm

Khi trẻ em gặp vấn đề có thể trực tiếp gọi điện đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em - 111 ...

Như Quỳnh

/ https://vnexpress.net