Nhật phản đối Trung Quốc đưa tàu nghiên cứu biển vào vùng đặc quyền kinh tế

Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc hoạt động nghiên cứu biển trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) gần đảo Okinotori, điểm cực nam của lãnh thổ Nhật Bản.

nhat phan doi trung quoc dua tau nghien cuu bien vao vung dac quyen kinh te

Khu vực đảo Okinotori. Ảnh: Kyodo

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết đã bắt gặp tàu nghiên cứu biển của Trung Quốc vào khoảng 10h40 sáng 9.7, cách Okinotori khoảng 310 km về phía đông bắc, với một vật dường như là dây trên biển.

Hãng Kyodo dẫn lời Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, tàu Trung Quốc lưu lại ở khu vực cho đến sáng 10.7.

"Chúng tôi không cho phép cho Trung Quốc tiến hành nghiên cứu khoa học trong khu vực. Chúng tôi đã phản đối Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao, yêu cầu con tàu ngay lập tức chấm dứt hoạt động nếu đó là hoạt động nghiên cứu khoa học" - ông Suga nêu rõ tại cuộc họp báo.

Các tàu Trung Quốc thường di chuyển trong vùng biển xung quanh Okinotori, một đảo san hô ở vòng xa mà Tokyo tuyên bố là cột mốc của vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Khu vực này rất giàu tài nguyên biển.

Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã chia sẻ quan ngại về những động thái gần đây ở Biển Hoa Đông và Biển Đông trong cuộc họp trực tuyến hôm 9.7.

“Hai nhà lãnh đạo đã bày tỏ quan ngại về những diễn biến tiêu cực gần đây ở Biển Đông, bao gồm việc tiếp tục quân sự hoá các thực thể bị bồi đắp trái phép, sử dụng tàu hải cảnh và dân quân biển cưỡng ép tàu cá, cũng như những nỗ lực phá hoại hoạt động khai thác tài nguyên của các quốc gia khác” - Reuters dẫn tuyên bố của chính phủ Australia cho biết.

Thủ tướng Abe và Thủ tướng Morrison tái khẳng định phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ hành động cưỡng chế và đơn phương làm thay đổi hiện trạng hoặc làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Hai nhà lãnh đạo cũng tái khẳng định quyền tự do hàng hải và trên không ở khu vực Biển Đông cần phải được tôn trọng, và mọi tranh chấp cần được giải quyết một các hòa bình, theo luật pháp quốc tế như được đề cập trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Ngọc Vân

nhat phan doi trung quoc dua tau nghien cuu bien vao vung dac quyen kinh te Nhật phản đối mạnh mẽ hành động gây căng thẳng ở Biển Đông

Chính phủ Nhật Bản quan ngại chính đáng và phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động nào làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, ...

nhat phan doi trung quoc dua tau nghien cuu bien vao vung dac quyen kinh te Tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản lâu kỷ lục

Hai tàu hải cảnh Trung Quốc đã vào lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông và ở ...

/ laodong.vn