Nhà nước cam kết trả cho nhà đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hơn 4.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng (GPMB) và 300 triệu USD trả nợ gốc. Đến nay điều khoản này vẫn chưa được thực hiện
Tổng giám đốc Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) Nguyễn Văn Tỉnh vừa gửi kiến nghị đến Thủ tướng về khó khăn của DN này khi chưa nhận được các khoản kinh phí đầu tư của dự án.
Theo ông, năm 2007, dự án QL5 đã mãn tải, Thủ tướng quyết định đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước khó khăn, Chính phủ đã kêu gọi nhà nước và tư nhân cùng làm theo mô hình PPP. Tuy nhiên, do ngân sách khó khăn, không đủ vốn đầu tư tuyến đường theo hình thức PPP nên dự án được đầu tư theo cơ chế thí điểm.
Theo đó, phần tham gia vốn nhà nước vào dự án được trả dần bằng ngân sách và bằng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất ở các khu đô thị được hình thành sau khi xây tuyến đường.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được đầu tư hơn 2 tỷ USD. |
Tại dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, ngân sách nhà nước sẽ bố trí thanh toán chi phí bồi thường GPMB là 4.069 tỷ đồng, trả nợ gốc đến hạn các khoản vay nước ngoài 300 triệu USD (thời gian từ 13-30 năm).
Tuy nhiên đến nay tất cả nguồn kinh phí trên vẫn chưa được hoàn trả.
Ông Tỉnh thông tin thêm, Thủ tướng đã cho phép Vidifi được sử dụng 4.723 tỷ đồng tiền sử dụng đất của khu đô thị Gia Lâm để hoàn vốn cho dự án cao tốc. Đồng thời, cho phép DN này hợp tác với đối tác để triển khai dự án khu đô thị để sớm nhận được tiền sử dụng đất.
"Khoản tiền sử dụng đất của khu đô thị Gia Lâm chậm hoàn trả có thể làm phá vỡ phương án tài chính của dự án, dẫn đến hệ lụy như DN phá sản, không trả được các khoản nợ vay nước ngoài", văn bản của Vidifi nêu.
Hiện nay dự án khu đô thị Gia Lâm đã cơ bản hoàn thành GPMB, được phê duyệt chủ trương đầu tư, có quyết định giao đất để thực hiện dự án và chủ đầu tư dự án đang chuẩn bị nộp tiền sử dụng đất. Do đó, Vidifi kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Hà Nội sớm nhận được số tiền sử dụng đất là 4.723 tỷ đồng theo cam kết trước đó của Nhà nước. Tháng 8 vừa qua, Vidifi cũng đã kiến nghị Bộ Tài chính có hướng dẫn để DN nhận tiền.
Trong khi các phần vốn góp của Nhà nước chưa được nhận, chủ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang phải trả nợ hàng nghìn tỷ đồng vốn vay thương mại do bị chậm hoàn trả, ngoài ra còn nguồn vốn vay nước ngoài cho dự án cao tốc.
Ông Tỉnh cho hay, thời gian qua, có nhóm nhà đầu tư từ Australia, châu Âu tìm hiểu vấn đề chuyển nhượng một phần dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Thế nhưng các nhà đầu tư đều băn khoăn, chưa thỏa thuận chi tiết các điều kiện chuyển nhượng vì cho rằng khoản cam kết hỗ trợ của Nhà nước đối với dự án cần phải có lộ trình thực hiện rõ ràng.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có 6 làn xe, tốc độ tối đa cho phép 120 km/h, được xem là tuyến đường hiện đại nhất cả nước.
Cao tốc đi qua 4 tỉnh, thành: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng với chiều dài 105km, tổng mức đầu tư hơn 45.000 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD).
Chủ đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng lo phá sản vì chậm được hoàn tiền 10 năm nay, các khoản kinh phí Nhà nước cam kết trả cho nhà đầu tư khi xây cao tốc Hà Nội - Hải Phòng ... |
Từ ngày mai 27-10, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi thu phí trở lại Kể từ 0 giờ ngày 27-10, Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ tiếp tục thu phí trở ... |