Nguy cơ ngộ độc cao từ thức ăn đường phố do bị tẩm ướp

Nhiều vụ ngộ độc do thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn nguy hại chiếm phần lớn và lây lan chủ yếu bằng con đường thực phẩm ăn uống, như E.coli, tả, thương hàn...

Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, mỗi năm cả nước có trên 1.000 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra. Trong đó, thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn nguy hại chiếm phần lớn và lây lan chủ yếu bằng con đường thực phẩm ăn uống như E.coli, tả, thương hàn... Vi khuẩn lưu hành, tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau và thức ăn đường phố được coi là những ổ vi khuẩn nguy hiểm nhất.

Theo các cơ quan chức năng, có đến 70% thức ăn đường phố không an toàn, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nguy hại tới sức khỏe và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng.

Nguyên nhân chính là do nguồn nguyên liệu bị nhiễm bẩn; điều kiện chế biến, bảo quản thực phẩm không đảm bảo an toàn; bày bán đồ ăn dưới lòng lề đường đầy khói, bụi, ruồi bọ, vi khuẩn…


Phạt tù đối với hành vi sản xuất và buôn bán phụ gia thực phẩm giả

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, qua thanh tra 50 cơ sở bán thức ăn đường phố, đặc biệt là cửa hàng đồ nướng, lấy mẫu, kiểm nghiệm về chất gây ung thư, tỷ lệ dương tính lên đến 11,8%.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt một bộ phận giới trẻ, các quán nướng vỉa hè phát triển mạnh trên địa bàn Thành phố và được đông đảo thực khách lựa chọn.

Tuy nhiên, nguyên liệu không rõ nguồn gốc, quá trình sơ chế qua loa, khâu vệ sinh dụng cụ tạm bợ… là những mối nguy hại tiềm ẩn từ đồ nướng vỉa hè.  

Thực phẩm gồm đủ loại từ chân gà, nầm, lòng, dạ dày, cổ hũ… đến tôm, cua, cá, mực được tẩm ướp phụ gia trông rất bắt mắt. Tuy thực phẩm được chế biến ngay trên vỉa hè bụi bặm nhưng các bạn trẻ vẫn rất thích thú và không mấy quan tâm đến việc có an toàn hay không.

Thực phẩm bẩn, thức ăn đường phố đang là nỗi lo của nhiều người. Ảnh: V.P.

Theo bà Hoàng Thị Minh Thu, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, nội tạng là nguyên liệu đòi hỏi phải sơ chế, rửa thật sạch, nếu làm qua loa, những loại ký sinh trùng và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể, gây nên một số loại bệnh nguy hiểm như bệnh tả, viêm gan, thương hàn, tiêu chảy…

Do đó khó khẳng định các nguyên liệu nội tạng và các loại rau củ đã được các quán đồ nướng vỉa hè sơ chế kỹ càng, bảo quản đúng cách hay chưa. Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy từ đầu năm đến tháng 8-2019, toàn quốc đã xảy ra 42 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.372 người mắc, 1.361 người phải nhập viện, 9 người tử vong.

Hầu hết những người đang sử dụng thức ăn đường phố tỏ ra không mấy quan tâm về những chuyện liên quan đến nguồn gốc thực phẩm. Họ cho đó là điều bình thường, không có gì bất ngờ, tất cả đều có thái độ sống chung với lũ. Vì thế, Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo khi chưa chắc chắn về chất lượng thực phẩm, người tiêu dùng không nên sử dụng thực phẩm tại những nơi không bảo đảm vệ sinh.

Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc có nguyên nhân từ thức ăn đường phố, cơ quan chức năng cần quy hoạch các khu ăn uống cho người bán hàng, đồng thời tăng cường kiểm tra chất lượng thực phẩm vỉa hè, kiên quyết xử lý những đối tượng vi phạm an toàn thực phẩm.

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm tại nhiều cổng trường trên cả nước.

"Thực phẩm bẩn" không hề là một khái niệm xa lạ tại Việt Nam. Đặc biệt, trong thời gian gầy đây, khi thực phẩm bẩn len lỏi vào cả trường học, nhà máy, xí nghiệp… gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng thì thực trạng tiêu thụ thực phẩm bẩn được đánh giá là đang ở mức báo động cao gây ra tâm lý lo sợ cho người tiêu dùng trên diện rộng.

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2019, hàng loạt vụ tiêu thụ thực phẩm bẩn quy mô lớn được điều tra, phát hiện. Trong đó, khu vực miền Bắc đang là tâm điểm của thị trường tiêu thụ thực phẩm bẩn:

Vào tháng 3 năm 2019, dư luận bàng hoàng vì hàng trăm em học sinh tại huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh sán lợn gạo, nghi do ăn phải thực phẩm bẩn lâu ngày tại trường.

Được biết thêm, cơ sở cung cấp nguồn thực phẩm bẩn này còn cung cấp thức ăn cho hơn 19 trường mầm non khác trên địa bàn huyện Thuận Thành.

Ngày 14/5, cơ quan chức năng bất ngờ kiểm tra đột xuất cơ sở chế biến thực phẩm An Phát (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) đã phát hiện tại kho sân của cơ sở này đang tập kết 10 bao tải dứa bên trong có chứa 800 kg lòng lợn đã chuyển màu đen, chảy nước, bốc mùi hôi thối, không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Toàn bộ số hàng hóa này đều không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, không có tem vệ sinh thú y và cũng không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của pháp luật.


Tăng cường tuyên truyền công tác an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Tối ngày 9/1, Công an môi trường và Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Hải Phòng đột kích bất ngờ vào cơ sở sản xuất hải sản tại quận Hải An, Hải Phòng phát hiện có hơn 60 kg tôm đã được bơm tạp chất xếp trong các thùng xốp ướp đá cùng 1 máy nén khí nối liền hệ thống van bơm và 12 xi lanh đã qua sử dụng, 15 xi lanh mới chưa bóc, 3 túi bột màu trắng, mỗi túi 1 kg và một số gói bột.

Chủ cơ sở sản xuất này cho hay hằng ngày người này đi mua tôm chết trên địa bàn quận Hải An, quận Đồ Sơn, quận Dương Kinh mang về bơm tạp chất làm tăng trọng lượng rồi đem bán.

Đáng nói dịp gần tết có cơ sở đã hô biến lợn chết thành những món đặc sản thịt lợn hun khói, thịt trâu gác bếp, lạp xưởng… tại một cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc khiến dư luận vô cùng lo ngại.

Chỉ sau 1 đêm, những con lợn bệnh chết thâm đen, bốc mùi hôi thối nồng nặc đã được lột da, lọc lấy phần thịt nạc chưa bị thối rữa. Sau khi thái lát và trộn thêm đủ loại gia vị tạo mùi thơm, ngâm tẩm trong khoảng 2 giờ, số thịt này được cho vào lò sấy. 48 tiếng sau, những miếng thịt lợn sấy khô, thơm phức ra lò và không còn bất kỳ dấu vết nào của thịt lợn chết được chất lên xe tải, chở thẳng về Hà Nội.

Trên đây là những vụ việc khiến dư luận rùng mình, lo lắng vấn đề an toàn thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng hơn bao giờ hết.

Tại Hội thảo toàn quốc về phòng chống ung thư, Giáo sư Trần Văn Thuấn cho biết bệnh ung thư ở nước ta đang gia tăng. Theo báo cáo của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, năm 2018 tại Việt Nam có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.0000 người đang phải chung sống với căn bệnh ung thư. Ung thư đang thực sự là một gánh nặng lớn cho xã hội.

Theo thống kê của WHO, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000 ca/96,5 triệu dân, trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương đương 115.000 ca.

Ngọc Hân

11 người bị ngộ độc khi ăn thịt bò

Một người chết và 10 người nhập viện sau khi ăn phải thịt bò chứa vi khuẩn Salmonella.

Hàng trăm trẻ mầm non nhập viện

168 học sinh trường Mầm non Mengtian (thành phố Đông Quan, tỉnh Quảng Đông) nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm do khuẩn Salmonella. 

Vụ 4 học sinh bị ngộ độc sau khi uống sữa ở Hải Phòng: Đã có kết luận giám định chất lỏng màu trắng

Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an TP.Hải Phòng vừa có kết luận giám định chai sữa khiến 4 học sinh nhập viện do ngộ ...

/ giaoduc.net.vn