Một nghiên cứu mới đây của Mỹ đã chỉ ra rằng những phụ nữ dùng kháng sinh trong một khoảng thời gian dài có thể có nguy cơ tử vong do bệnh tim và các nguyên nhân khác.
|
|
Một người phụ nữ đang nắm trong tay viên nang. - Ảnh: Getty. |
Được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế công cộng và Y học Nhiệt đới Tulan, Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, nghiên cứu này đã chọn 37.510 phụ nữ từ 60 tuổi trở lên đều không mắc bệnh tim và ung thư.
Những người phụ nữ này được yêu cầu báo cáo về việc sử dụng kháng sinh của họ, trước khi được chia thành các nhóm dựa trên thời gian sử dụng kháng sinh: Không sử dụng, dưới 15 ngày, từ 15 ngày đến dưới hai tháng hoặc hai tháng trở lên.
Sau khi theo dõi các nhóm phụ nữ này trong tám năm từ 2004 đến 2012, nhóm nghiên cứu nhận thấy những người dùng kháng sinh trong vòng hai tháng hoặc lâu hơn ở độ tuổi từ 60 trở lên có nguy cơ tử vong cao hơn 27% so với những người phụ nữ không dùng kháng sinh do nhiều nguyên nhân trong suốt thời gian nghiên cứu.
Ngoài ra dùng kháng sinh trong hai tháng hoặc nhiều hơn cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 58% so với không sử dụng kháng sinh.
Kết quả vẫn đúng ngay cả khi các nhà nghiên cứu tính đến các yếu tố lối sống khác như chế độ ăn kiêng, béo phì và sử dụng thuốc.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng kháng sinh ở độ tuổi từ 60 trở lên có nguy cơ tử vong cao hơn so với những phụ nữ sử dụng kháng sinh ở độ tuổi trung niên, từ 40 đến 59 tuổi.
Mặc dù những nghiên cứu trước đây cho thấy việc sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những thay đổi đối với các vi sinh vật sống trong ruột người, được gọi là vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa kiểm tra các nhóm người tương đối khoẻ mạnh để xác định thời gian sử dụng kháng sinh ở những thời điểm khác nhau trong thời kỳ trưởng thành có liên quan đến nguy cơ tử vong, theo nghiên cứu của tác giả Lu Qi, giáo sư Dịch tễ học tại Đại học Tulane ở New Orleans.
"Sự thay đổi vi sinh vật đường ruột có liên quan đến nhiều chứng rối loạn đe dọa đến tính mạng như bệnh tim mạch và một số loại ung thư", ông Qi nói. "Phơi nhiễm kháng sinh ảnh hưởng đến sự cân bằng của vi sinh vật trong ruột, ngay cả khi ngừng sử dụng kháng sinh. Vì vậy, hiểu được cách sử dụng kháng sinh là vô cùng quan trọng bởi việc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến những căn bệnh mãn tính có nguy cơ tử vong”.
Không có mối liên hệ nào giữa việc sử dụng kháng sinh với tử vong do ung thư.
Mặc dù chúng ta đã thấy được mối liên hệ đáng kể giữa việc sử dụng kháng sinh lâu dài với nguy cơ tử vong, nhưng vẫn chưa thể khẳng định liệu việc sử dụng kháng sinh lâu dài có phải là nguyên nhân cụ thể của mối liên hệ này hay không", ông Qi cho biết.
Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu này góp phần nâng cao hiểu biết về các yếu tố dẫn đến nguy cơ tử vong và tử vong do tim mạch. Hiện tại, chúng ta đã có bằng chứng chắc chắn cho thấy những người dùng kháng sinh trong thời gian dài trong quá trình trưởng thành là nhóm có nguy cơ rủi do cao nhằm mục tiêu ngăn ngừa bệnh tim và tử vong.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kháng thuốc kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khoẻ toàn cầu, một phần do lạm dụng thuốc kháng sinh. Cứ đến tháng 11 hàng năm, WHO tổ chức Tuần lễ nhận thức về sử dụng thuốc kháng sinh để cung cấp thông tin, tư vấn về cách sử dụng thuốc an toàn và giúp ngăn ngừa kháng kháng sinh.
Nghiên cứu sô bộ đã được trình bày tại hội thảo khoa học về Dịch tễ và Phòng ngừa Bệnh của Hiệp hội Tim mạch Mỹ; Lối sống và các Hội nghị khoa học về sức khỏe tim mạch năm 2018 diễn ra từ ngày 20 đến ngày 23 /3 tại New Orleans, Louisiana.
TRẦN LOAN (Theo CNA)
Cô gái bị biến dạng khuôn mặt vì tự ý dùng thuốc kháng sinh
Bị nhức đầu, sốt, Hoàng ra tiệm mua thuốc về uống. Sau khi tự làm bác sĩ cô bị nổi mẩn đỏ, bưng mủ khắp ... |
Giải pháp hạn chế tình trạng đề kháng kháng sinh
Tuân thủ điều trị sẽ góp phần giảm thiểu đề kháng kháng sinh - nguyên nhân có thể khiến 10 triệu người tử vong tính ... |
Thảm họa lạm dụng kháng sinh
Thiệt hại kinh tế trên thế giới ước tính sẽ lên đến 100.000 tỉ USD vào năm 2050 nếu không kiểm soát được tình trạng ... |
Vi khuẩn "ăn thịt người" tấn công Nhật Bản
Hơn 500 người ở Nhật Bản đã bị nhiễm một loại vi khuẩn "ăn thịt người" bí ẩn trong năm 2017. Bệnh này gây hoại ... |
5 lầm tưởng về những tác nhân gây bệnh
Nhiều người cho rằng rửa tay bằng nước ấm giúp sạch khuẩn, kháng sinh giết chết vi trùng cảm lạnh, bệ ngồi toilet là bẩn ... |
Nhiều trẻ em Việt đang uống kháng sinh không cần thiết
Nhiều người nghĩ trẻ con chảy nước mũi đặc, dịch xanh vàng là do nhiễm khuẩn nên phải dùng kháng sinh, thực tế chưa cần ... |
Vụ trẻ 2 tháng tuổi tử vong sau tiêm: Tạm đình chỉ công tác 5 y, bác sĩ
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh quyết định tạm đình chỉ công tác với 2 bác sĩ, 3 điều dưỡng để viết bản tường ... |
Kháng kháng sinh ở Việt Nam cao nhất thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Từ năm ... |