Vị danh tướng thành lập nhà Thục Hán nổi tiếng bởi tính hào hiệp, trượng nghĩa nhưng rất ít tài liệu nhắc đến người nâng khăn sửa túi và sinh ba người con của ông.
Quan Vũ, còn được gọi là Quan Công, tên tự là Vân Trường, là một vị dũng tướng thời cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Người Trung Hoa tôn ông là Võ Thánh, sánh cùng Văn Thánh Khổng Tử và được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt hoặc cưỡi ngựa xích thố. Trong tiểu thuyết "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của La Quán Trung, tác giả miêu tả như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành. La Quán Trung xếp ông là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.
Tuy nhiên, do tính chất dã sử, Tam Quốc diễn nghĩa đề cập rất ít về xuất thân, gia quyến của Quan Vũ. Đến nay, vợ của Quan Vũ là ai vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải. Các câu chuyện dân gian và kinh kịch, tuồng, phim ảnh của Trung Hoa, thường gắn liền mối quan hệ giữa Quan Vũ và nàng Điêu Thuyền xinh đẹp. Trong vở tuồng nổi tiếng có từ thời Nguyên "Quan đại vương nguyệt hạ trảm Điêu Thuyền" miêu tả, sau khi Lã Bố bị giết chết, Trương Phi đã cướp được Điêu Thuyền, mang về tặng cho nhị ca. Quan Vũ mặc dù say đắm vẻ đẹp của nàng nhưng nghĩ lại tự cổ chí kim, bao nhiêu anh hùng đã phải bỏ mạng, sự nghiệp tiêu tán vì "hồng nhan họa thủy" này, bèn nén sự tiếc nuối tuốt gươm chém Điêu Thuyền.
Một truyện dân gian khác thuật rằng sau khi Lã Bố chết dưới tay Tào Tháo, Tháo cướp được người đẹp Điêu Thuyền. Tháo tính mỹ nhân kế để ly gián quan hệ giữa Lưu Bị và Quan Vũ bèn mở tiệc hậu đãi và tặng nàng Điêu Thuyền cho Quan Vũ. Khi Điêu Thuyền bước ra, Quan Vũ cũng cảm thấy choáng ngợp xiêu lòng trước sắc đẹp mỹ nhân, nhưng sợ rằng đây chính là hậu họa khôn lường cho nghiệp phục hưng nhà Hán, Quan Vũ chỉ cúi đầu mà thốt lên: "Được". Điêu Thuyền hiểu ý Quan Vũ, vén rèm lui về phòng, rồi dùng một dải lụa trắng tự kết liễu.
Ngoài nghi vấn với nàng Điêu Thuyền xinh đẹp, trong “”Tam Quốc Chí – Quan Vũ Truyện”, có đoạn viết rằng: Lữ Bố có thuộc hạ tên Tần Nghi Lộc, có vợ là Đỗ Thị, xinh đẹp tuyệt trần. Sau Tần Nghi Lộc về hàng Viên Thuật, bỏ vợ ở lại. Quan Vũ thấy nàng xinh đẹp, rất ưng ý muốn cưới về làm vợ, nhưng không thành, vì Tào Tháo cướp được Đỗ Thị và nạp vào hậu cung.
Tác phẩm “Quan Công từ Tào” thì tả: Quan Vũ có vợ tên Tào Nguyệt Nga, vốn là thị nữ trong phủ Tào và được Tào Tháo nhận làm nghĩa nữ, sau gả cho Quan Vũ. Quan Vũ và người vợ này đồng sàng dị mộng, sau Quan Vũ bỏ đi, Nguyệt Nga đuổi theo xin đi cùng. Quan Vũ không đồng ý, Nguyệt Nga quá đau khổ tự rút kiếm kết liễu cuộc đời
Trong "Hoa Quan tố truyện" lại viết rằng vợ của Quan Vũ tên Hồ Kim Định. Tại quận Trác, Quan Vũ gặp gỡ và kết bái huynh đệ với Lưu Bị, Trương Phi. Lưu Bị lo rằng Trương, Quan đều đã có gia thất, sợ hai người vướng chuyện vợ con mà không cùng sống chết với mình. Trương Phi và Quan Vũ quyết định sẽ đổi vai cho nhau giết chết vợ con để dốc lòng phò trợ Lưu Bị hoàn thành nghiệp lớn. Khi tới nhà Quan Vũ, nhìn thấy Hồ Kim Định bụng mang dạ chửa, Trương Phi không nỡ xuống tay, bèn tha chết cho nàng. Sau Hồ Kim Định chạy thoát, sinh được một con trai, đặt tên là Quan Hưng.
Khi Quan Hưng 7 tuổi, vào buổi tối nhá nhem, đi lạc nhà và được Tố Viên ngoại thương tình nhận nuôi. Lên 9 tuổi Quan Hưng được Bàn Thạch Động Hoa Nhạc lão tiên sinh nhận làm đệ tử, sau trở thành anh hùng trẻ tuổi, văn võ song toàn. 18 tuổi, được Tố viên ngoại cho biết thân thế, Quan Hưng đổi tên thành "Hoa Quan Tố", về quê nhận mẹ, rồi cùng Hồ Kim Định đến Tây Xuyên nhận Quan Vũ làm cha. Điều này cũng phù hợp với miêu tả thân thế của ba con của Quan Vũ là Quan Hưng, Quan Sách, Quan Phụng đều có mẫu thân là Hồ Thị.
Nhiều người cho rằng Hồ Thị chính là nàng Hồ Kim Định thuở nào.
Ba mỹ nhân nhiều mưu kế nhất thời Tam Quốc
Xinh đẹp, tâm hồn giản đơn nhưng nhiều mưu kế như mỹ nhân Điêu Thuyền quả hiếm có. Ngoài nàng ra, thời Tam Quốc còn ... |
Cả đời dũng mãnh, "hổ tướng" Mã Siêu vẫn lưu một vết đen ngàn năm khó rửa
Chính vết đen này là rào cản lớn nhất trong sự nghiệp của danh tướng họ Mã. |
Lý do nào khiến mộ tặc không dám xâm phạm 3 ngôi mộ Tam Quốc?
Ngay cả khi triều đại này rơi vào cảnh suy tàn, những kẻ trộm mộ thậm chí còn được nước hoành hành. Vậy nhưng ở ... |
Giải mã: Lưu Bị không coi trọng Gia Cát Lượng như trên phim
Trên phim ảnh và trong tiểu thuyết, Lưu Bị rất nghe lời Gia Cát Lượng, điều gì cũng hỏi quân sư có cao kiến gì ... |