Có một điều rất đặc trưng là: sân bay, nhà ga, bến xe, bến cảng đều nằm trong nội đô của TP.HCM. Tiếng máy bay cất cánh lên xuống, tiếng còi tàu rền vang khi vào ga, tiếng hụ còi của tàu thuyền là những âm thanh đã trở thành thân quen với những cư dân ở đây.
Cuộc sống đổi thay bao nhiêu năm những những thanh âm đó đã trở nên quá quen thuộc. Ban đầu nó trở thành những ái ngại, phiền toái nhưng dần rồi mọi thứ đã trở nên một điều gì ấy trong miền ký ức và hơi thở cuộc sống.
Kỳ 1: Dưới ‘cánh chim sắt’ khổng lồ
Ở Q.Gò Vấp (TP.HCM) có một nơi mỗi ngày có đến hàng trăm chuyến bay ngang qua đầu với khoảng cách cực gần, tưởng như có thể chạm vào máy bay khi đang hạ cánh.Khu vực phường 7, 5, 10, 11 (Q.Gò Vấp, TP.HCM) nằm trong đường hạ cánh của máy bay khi vào Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.
Tuy nhiên, bên dưới đường bay là những khu dân cư đông đúc với hàng ngàn người đang sinh sống. Với họ, tiếng động cơ máy bay khi cất, hạ cánh hay bay xẹt qua đầu đã trở nên quá thân thuộc.
Không nghe tiếng máy bay không ngủ được
Khu P.10, Q.Gò Vấp với địa hình là những con hẻm ngoằn nghèo tựa như hình zic zắc, nằm cận kề sân bay. Có những nhà chỉ cách nhau đúng một bức tường giữa khu dân cư và sân bay. Những ngôi nhà ở đây có vẻ không được rộng rãi cho lắm, thiết kế thấp. Hẻm nhỏ, nhưng chỉ cần nhìn lên bầu trời một lúc là lại có thể thấy những chiếc máy bay thương mại vụt ngang qua đầu.
Nơi đây cũng chính là đường bay của những chiếc máy bay mỗi khi hạ cánh. Khi máy bay bay đến khu này, tiếng gầm rú phát ra từ động cơ lớn đến mức lấn át các loại âm thanh tồn tại bên dưới. Những chiếc máy bay khổng lồ tích tắc hiện rõ trên bầu trời mỗi khi lướt ngang mái nhà rồi sau đó tiến thẳng vào đường băng để hạ cánh.
Từ sáng đến tối khuya, mỗi 5 đến 15 phút đều có một chuyến bay hạ cánh đi qua địa phận P.10. Cứ thế, người dân sống ở đây trở nên quen thuộc với việc có mặt của những “chú chim sắt”.
Người dân có thể nhìn và cảm nhận được những lần cất, hạ cánh của máy bay hay tiếng động cơ máy bay gầm rú trên đầu |
Tuy nhiên, việc di chuyển của máy bay cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người dân tại đây. Và người dân xem máy bay như là một trong những hoạt động bình thường |
"Mỗi ngày tôi nghe không biết bao nhiêu tiếng máy bay bay qua, nghe riết tôi biết giờ nó bay sao luôn. Giờ ở đây mà không nghe được tiếng máy bay là tôi ngủ không được." - ông An |
“Mỗi ngày tôi nghe không biết bao nhiêu tiếng máy bay bay qua, nghe riết tôi biết giờ nó bay sao luôn. Buổi sáng bay thì ít, đa phần là buổi chiều tối máy bay bay rất nhiều. Có khi cả buổi không nghe chiếc nào bay ngang là tôi thắc mắc sao nay không có bay. Giờ ở đây mà không nghe được tiếng máy bay là tôi ngủ không được. Nó như tiếng nhạc vậy đó, có nhạc du dương bên tai mới ngủ được”, ông An cho hay.
Còn ông Ba Sậm (85 tuổi, ngụ P.10, Q.Gò Vấp), một trong những người sống lâu năm tại đây. Nhà ông cũng nằm cách rìa sân bay chỉ vài chục mét. Suốt cả đời ông sống và lớn lên ở đây và chứng kiến sự đổi thay của sân bay qua nhiều thời kỳ.
Từ trước những năm chưa giải phóng, ông cũng đã quen với tiếng máy bay quân sự. Thời gian sau này, khu ông sống dân cư đến ở đông hơn, máy bay thương mại bay ngày càng tấp nập. Nhiều nhất là thời điểm lễ tết, các máy bay bay liên tục, khu vực này ồn ào hẳn lên.
Ông Sậm dường như thuộc lòng giờ bay từng hãng máy bay mỗi khi máy bay ngang qua. “Đó là chiếc máy bay của hãng Viet Nam Airlines bay đó”, ông Sậm nhìn lên trời và nói như để chứng minh điều đó.
Một trường học nằm dưới đường hạ cánh của máy bay |
Với khoảng cách cực gần người đứng bên dưới tưởng như có thể chạm vào máy bay khi đang hạ cánh |
“Đôi lúc cũng gặp nhiều phiền phức vì máy bay lắm. Tôi đang coi thời sự buổi tối trong nhà mà máy bay bay qua là không nghe được gì, làm mất luôn khúc hay. Hoặc hồi lâu rồi, cô em ở nước ngoài mới về, vừa bước lên lầu thắp nhang thì nghe tiếng máy bay ầm ầm xong cổ sợ lao từ tầng lầu xuống đất tìm chỗ nấp vì cứ tưởng máy bay sắp đâm vô nhà”, người dân này kể lại.
Mở quán cà phê ăn theo máy bay
Không những là nơi sinh sống, một số người có nhà hoặc thuê nằm dưới đường bay để tận dụng mở quán cà phê phục vụ nhu cầu ngắm máy bay của người Sài Gòn. Trên dọc đường Quang Trung (thuộc khu vực P.10, P.7) không khó để tìm kiếm quán cà phê ngắm máy bay như vậy.
Đa phần, những không gian sân thượng được tận dụng để kinh doanh cho loại hình cà phê này hơn là phòng lạnh. Khách đến đây với mục tiêu chính là được ngắm nhìn những chiếc máy bay với khoảng cách gần nhất có thể.
Khu vực Q.Gò Vấp cũng chính là đường bay của những chiếc máy bay mỗi khi hạ cánh |
Những ngôi nhà nằm san sát cạnh sân bay Tân Sơn Nhất |
Còn trên các quán cà phê ngắm máy bay cũng thu hút rất nhiều người đến |
“Đếm trên đầu ngón tay thì ở Việt Nam chỉ có 5 đến 6 quán cà phê ngắm máy bay. So với các quán cà cóc hay cà phê máy lạnh thì cà phê ngắm máy bay độc đáo ở chỗ khách hàng đến chỉ đề nhìn thấy những chú chim sắt”, anh Ngọc cho hay.
Người Sài Gòn thận trọng hơn khi uống cà phê sau vụ cà phê pin
Thông tin một cơ sở chế biến cà phê ở Đắk Nông vừa bị cơ quan điều tra xử lý khi pha tạp chất, nhuộm ... |
Giá \'trên trời dưới đất\', người Sài Gòn vẫn thuê máy lạnh mùa nóng
Nhiều gia đình ở TP.HCM chọn thuê máy lạnh trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, mức giá ... |