Người Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời

Sáng 14/1 (tức ngày 23 tháng Chạp), tại Hà Nội, rất nhiều người đổ ra hồ Tây, cầu Long Biên... thả cá chép sau khi cúng ông Công, ông Táo.

10
Theo truyền thống, Tết ông Công ông Táo diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Ghi nhận của PV VTC News sáng 14/1, nhiều người dân đã đến các địa điểm quen thuộc ở Hà Nội như hồ Hoàng Cầu, Hồ Tây, cầu Long Biên…để thả cá tiễn ông Công, ông Táo về Trời.
11
Chiến dịch "Thả cá không thả túi nilông" với nòng cốt là các bạn trẻ đã tác động tích cực đến ý thức người dân, tránh việc vứt túi nilon xuống sông Hồng.
12
13
Chiến dịch vận động người dân không thả túi nilon có hơn 200 tình nguyện viên tham gia.
14
Cá chép đỏ của người dân được các bạn tình nguyện viên thả giúp bằng cách cho vào xô rồi ròng dây xuống gần mặt nước mới đổ xuống, tránh tình trạng người dân quăng cả túi cá từ mặt cầu xuống sông Hồng.
15
"Thả cá chép là phong tục truyền thống có từ lâu đời, là nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Hãy thả cá để ông Công ông Táo về chầu trời, báo cáo những điều tốt lành trong gia đình chứ đừng thả túi nilon.", một tình nguyên trẻ cho biết.
16
"Những năm gần đây, ý thức người dân đã tốt hơn và dần quen với việc tiễn cá chép về trời xong là gom túi nilông một chỗ. Gần ba ngày trực ở đây thấy đa số người dân đã có ý thức bảo vệ môi trường", bạn Hoàng Nam nói.
17
Chị Vân Giang (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết chị và con tranh thủ đi thả sớm tránh tình trạng đông đúc vào buổi trưa hoặc chiều tối. "Mình đưa con theo để giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mọi năm, mình cũng đi thả cá vào tầm sáng ngày 23 tháng Chạp", chị Giang nói.
18
19
Cá chép sẽ được cho vào xô. Sau đó được đưa xuống gần mặt nước để thả.
20
Ngoài ra, nhóm bạn trẻ còn thu gom rác thải và túi nilon do nhiều người trước đó thả xuống. 
21
Tại hồ Tây, nhiều người dân cũng đã mang tro và cá vàng ra Hồ Tây thả, tiễn ông Công ông Táo về trời. 
22
23
24
Túi nilon được gom lại một góc bậc thang cạnh hồ.
Đắc Huy / VTC News