Người dân có sẵn sàng từ bỏ đốt vàng mã?

Việc bỏ tục đốt vàng mã hiện vẫn còn gây nhiều tranh cãi đặc biệt sau đề nghị của Giáo hội Phật giáo Trung ương về bỏ đốt vàng mã tại các nơi thờ tự Phật giáo.

nguoi dan co san sang tu bo dot vang ma
Ảnh: Ngô Phong

Đốt vàng mã là tục lệ truyền thống

Khó có thể phủ nhận ý nghĩa của tục lệ đốt vàng mã thể hiện sự nhớ ơn đối với những người đã khuất. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người thể hiện sự cuồng tín và bị cuốn theo sự "thương mại hóa" vàng mã dẫn đến sự "quá đà". Nhiều trường hợp đốt "hàng tấn" vàng mã, không chỉ những xấp tiền vàng đơn thuần mà những vật dụng hiện đại nhà lầu, xe hơi, điện thoại... cũng được gửi gắm cho những người đã mất.

Mới đây, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã đưa ra đề nghị bỏ tục đốt vàng mã tại các nơi thờ tự, đề nghị này đã làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều từ phía người dân. Bên cạnh những ý kiến ủng hộ có cả những kiến cho rằng đốt vàng mã từ lâu đã là nét văn hóa rất khó để từ bỏ.

nguoi dan co san sang tu bo dot vang ma
Nhiều người quan niệm đốt vàng mã là tục lệ truyền thống. Ảnh: Ngô Phong
nguoi dan co san sang tu bo dot vang ma
Chị Vũ Thị Hương (Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội): “Theo ý kiến của tôi, việc đi chùa đầu năm là theo tâm linh cầu bình an, việc đốt vàng mã hay không là theo suy nghĩ của mỗi người. Việc đốt vàng mã ở những nơi thờ tự tôi nghĩ là nên bỏ, còn ở gia đình đốt cho ông bà, tổ tiên thì vẫn nên giữ một chút“. Ảnh: Ngô Phong
nguoi dan co san sang tu bo dot vang ma
Đi lễ chùa đầu năm không thiếu những cảnh người dân xếp hàng chờ đốt vàng mã. Ảnh: Ngô Phong
nguoi dan co san sang tu bo dot vang ma
Anh Nguyễn Văn Quang (Kiến Hưng, Hà Đông): “Đây là tục lệ tâm linh từ xưa rồi nên đi chùa tôi cũng có mua vàng mã để đốt nhưng cũng hạn chế. Hiện tại, tôi ủng hộ không đốt vàng mã, nếu đốt thì nên thành tâm, không nên đốt quá nhiều“. Ảnh: Ngô Phong

Đốt vàng mã: Không nên bỏ nhưng nên hạn chế

Chia sẻ với Lao Động, Giáo sư Hoàng Chương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam khẳng định, trong Phật giáo không hề có tục lệ đốt vàng mã nhưng tục lệ này cũng xuất phát từ truyền thống văn hóa tâm linh từ xưa đến nay của người Việt Nam.

nguoi dan co san sang tu bo dot vang ma
Giáo sư Hoàng Chương cho rằng không nên bỏ đốt vàng mã nhưng nên hạn chế. Ảnh: Ngô Phong

"Đốt vàng mã để gửi gắm tâm hồn về cõi ông bà, tổ tiên không phải trò chơi, chúng ta cần nhận thức đúng đắn. Tuy nhiên, tất cả những thứ về văn hóa tâm linh truyền thống đều mang tính ước lệ, cách điệu và tượng trưng. Đốt vàng mã là cần thiết, thể hiện tâm linh nhưng cũng nên dựa trên sự tượng trưng, ước lệ. Bỏ hẳn tục đốt vàng mã cũng không nên, tuy nhiên không phải đốt nhiều mới là thiêng, nếu lạm dụng sẽ làm mất đi ý nghĩa của tục lệ này" - Giáo sư Hoàng Chương chia sẻ.

nguoi dan co san sang tu bo dot vang ma Đề nghị bỏ đốt vàng mã: Người dân "thủ phủ" vàng mã Văn Hội lên tiếng

Sau đề nghị bỏ đốt vàng mã từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, người dân làng nghề vàng mã truyền thống Văn Hội (Thường ...

nguoi dan co san sang tu bo dot vang ma Bỏ tục đốt vàng mã: Bỏ cái tốn kém, không cần thiết

Trước công văn về việc loại bỏ tục đốt vàng mã, sư trụ trì ở một vài chùa cho rằng nên bỏ đi những thứ ...

/ Báo Lao Động