Ngoại trưởng Mỹ và những tình huống gặp rắc rối vì ngôn ngữ ngoại giao

Đây không phải lần đầu tiên một quan chức trong chính quyền Tổng thống Trump gặp rắc rối về vấn đề ngôn ngữ trong ngoại giao.

ngoai truong my va nhung tinh huong gap rac roi vi ngon ngu ngoai giao
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong chuyến thăm Triều Tiên.

Hôm 8/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có cuộc trao đổi với phóng viên về các câu hỏi liên quan đến cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Tuy nhiên, màn đối thoại của ông Pompeo đã gây ra một số tranh cãi khi gọi ngược tên và họ của nhà lãnh đạo Triều Tiên trong câu nói: “Mỹ đang phác thảo một số nội dung của chương trình nghị sự cho hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống và Chủ tịch Un”.

Nhầm lẫn của người đứng đầu trong lĩnh vực ngoại giao của Mỹ đã nổ ra một phản ứng dữ dội trên Twitter. Đây cũng không phải lần đầu tiên một quan chức trong chính quyền Trump gặp rắc rối về vấn đề ngôn ngữ trong ngoại giao, theo New York Times.

Hồi năm 2017, trong cuộc gặp giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Đức, thông cáo Nhà Trắng đã gọi ông Tập là lãnh đạo “Cộng hòa Trung Hoa”, trong khi tên chính thức của Trung Quốc là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sau đó, Washington đã phải sửa lại văn bản này và gửi lời xin lỗi tới Bắc Kinh.

Thậm chí, một quan chức khác còn gọi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là "Tổng thống" của đất nước.

Mặc dù là người mới đến bộ Ngoại giao, nhưng sai lầm của ông Pompeo được cho là đáng ngạc nhiên, một phần vì ông là cựu Giám đốc của Cơ quan Tình báo Trung ương CIA và là người phụ trách vấn đề Triều Tiên trong thời gian gần đây.

Một số nhà quan sát cho rằng, sai sót của Ngoại trưởng Pompeo cho thấy sự thiếu chuẩn bị của Mỹ cho cuộc họp thượng đỉnh Trump-Kim vốn đã lên kế hoạch từ khá lâu.

Theo chuyên gia John Delury từ đại học Yonsei ở Seoul, sai lầm này có thể đến từ lỗi phiên dịch của bộ Ngoại giao Mỹ. Tuy nhiên, điều này có thể được thông cảm khi người nước ngoài vẫn thường bối rối trong cách đọc tên của người Triều Tiên.

Không giống như người Hàn Quốc, người Triều Tiên thường không để dấu gạch nối giữa tên của họ trong bản dịch tiếng Anh, chuyên gia Delury cho biết.

Ví dụ tên của Tổng thống Hàn Quốc được đánh vần là Moon Jae-in, trong khi Triều Tiên thường viết tên Chủ tịch Kim là "Kim Jong Un" với ba từ riêng biệt, không có dấu gạch ngang.

Còn một điều phức tạp hơn nữa đối với các nhà ngoại giao nước ngoài là việc ông Kim có nhiều chức vụ, trong đó có chức danh Chỉ huy tối cao của quân đội và Chủ tịch Ủy ban các vấn đề quốc gia của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Ông Delury cũng nói, cách gọi họ tên của người phương Tây và người châu Á có sự trái ngược nhau, dễ gây nhầm lẫn.

ngoai truong my va nhung tinh huong gap rac roi vi ngon ngu ngoai giao Tân Ngoại trưởng Mỹ từng là sĩ quan kỵ binh tuần tra ở Bức tường Berlin

Từng tốt nghiệp đứng đầu khóa tại Học viện Quân sự Mỹ ở West Point, tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sau đó tốt nghiệp ...

ngoai truong my va nhung tinh huong gap rac roi vi ngon ngu ngoai giao Ngoại trưởng Mỹ tin sẽ có thỏa thuận giữa Trump và Kim Jong-un

Ngoại trưởng Pompeo cho biết lãnh đạo Triều Tiên sẵn sàng thảo luận về yêu cầu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên với ...

/ nguoiduatin.vn