Chương trình sữa học đường mới được thông tin với số tiền lên đến hàng ngàn tỷ từ nguồn ngân sách, bên cạnh đó doanh nghiệp và phụ huynh học sinh cũng tham gia đóng góp đã khiến dư luận xôn xao và rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Trên thế giới các nước đã thực hiện thế nào để đảm bảo hiệu quả, minh bạch và chất lượng.
Chuyện của thế kỷ trước
Với người Việt, khái niệm “sữa học đường” còn khá mới mẻ nhưng trên thế giới, sữa học đường đã được các nước triển khai từ lâu. Đó là câu chuyện của thế kỷ trước với mục đích nâng cao thể chất và tầm vóc cho thế hệ tương lai.
Các nước thực hiện sữa học đường từ rất sớm như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh… thậm chí, Mỹ còn thực hiện từ năm 1940 – cách đây gần 80 năm.
Ở Nhật Bản, sau chiến tranh, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em ở mức đáng báo động. Năm 1954, một luật đã ra đời có quy định đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em tại các bữa ăn trưa ở trường học, bởi, bữa ăn trưa tại trường là một phần của giáo dục trẻ em. Luật cũng khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội nhằm đảm bảo dinh dưỡng bữa ăn cho trẻ em, cải thiện thể chất. Trong đó, bữa ăn hoàn chỉnh bao gồm món chính, món phụ, hộp sữa (200ml) và tráng miệng. Một số trường chỉ có bữa trưa bổ sung, nhưng sữa vẫn bắt buộc phải có.
Số liệu năm 2007 cho thấy, 7,08 triệu trẻ em trong 99,2% trường tiểu học và 2,9 triệu học sinh trong 85,8% trường trung học cơ sở có bữa trưa hoàn chỉnh. Gần 10% tất cả các trường trung học cơ sở chỉ cung cấp sữa.
Sớm hơn Nhật, Mỹ đã thực hiện sữa học đường từ 6/1940 nhờ sự hỗ trợ của Liên bang Chicago. Dự án được thực hiện ban đầu ở 15 trường tiểu học, với hơn 13.000 học sinh tham gia. Các trường này đều nằm ở khu vực có thu nhập thấp. Đến 10/1940, chương trình tương tự được thực hiện tại New York với sự tham gia của 123 trường học.
Theo kế hoạch ban đầu, chương trình chỉ thực hiện trong 1 năm nhưng sự thành công tại Chicago, sau đó là New York đã khiến dự án mở rộng sang Omaha, Nebraska; Ogden, Utah; Birmingham, Alabama; St. Louis, Missouri; và đến Boston và khu vực Lowell-Lawrence, Massachusetts. Sau đó, chương trình được mở rộng trên toàn quốc, trong đó các nhà máy sữa tham gia đều có sự giám sát của Bộ nông nghiệp Mỹ.
Riêng về giá sữa, các trường thu dựa theo các thành phố, khu vực mà mức thu này có sự khác nhau. Ví dụ ở Chicago 0,893 cent; ở New York, 1,37 cent; ở Omaha, 0,995 cent; và ở St. Louis, 0,837 xu.
Ở Trung Quốc, chính phủ đã giới thiệu Chương trình Sữa quốc gia vào năm 2000. Sau một thập kỷ hoạt động, chương trình đã đạt hơn 8 triệu sinh viên vào cuối năm 2011.
Sau đó Chương trình Cải thiện dinh dưỡng cho học sinh giáo dục bắt buộc nông thôn (NIPRCES), ra mắt vào năm 2012, Chương trình Sữa trường học đã tăng gấp đôi mức độ bao phủ của nó trong những năm tiếp theo. Hiện nay, gần 20 triệu sinh viên Trung Quốc nhận sữa trong trường hàng ngày, trong đó có 13,7 triệu sinh viên được nhận sữa.
Chương trình Sữa trường học đã được giao cho Hiệp hội sữa Trung Quốc năm 2013 để linh hoạt hơn và hướng đến thị trường. Nhưng các quy định và tiêu chuẩn của chương trình vẫn giữ nguyên: sữa phải được sản xuất tại địa phương, phải được chế biến và đóng gói.
Lựa chọn nào cho Việt Nam?
Hiện trên thế giới đã có rất nhiều nước thành công với chương trình sữa học đường. Ví như, nhờ chương trình sữa học đường, qua gần 40 năm áp dụng, người Nhật đã tăng chiều cao thêm 10 cm, tuổi thọ ở mức cao nhất thế giới. Ở Trung Quốc, một nghiên cứu thực hiện trong năm 2009 tại nước này cho thấy rằng, trẻ em đã đạt được mức độ tăng trưởng chiều cao trung bình 1,2cm và 0,6 kg trọng lượng trung bình mỗi năm.
Tại Việt Nam, Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 1340/QĐ-TT ngày 8/7/2016 với mực đích: “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai”.
Chương trình được tiến hành theo hình thức xã hội hoá, với sự tham gia đóng góp của 3 bên: nhà nước, gia đình và doanh nghiệp. Hiện nay, trên cả nước có 10 tỉnh/thành triển khai chương trình sữa học đường và đạt được những kết quả bước đầu trong cải thiện tình trạng thể chất của các em học sinh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp coi và nhẹ cân của các địa phương.
Vậy, câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để chương trình sữa học đường khi thực hiện sẽ được minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng và quyền lựa chọn... giúp phụ huynh yên tâm khi tham gia?.
Những vấn đề này sẽ được giải quyết thông qua1 cơ quan giám sát đủ năng lực, uy tín và công tâm. Trên thế giới, khi thực hiện, các nước đều có những cơ quan, tổ chức nhà nước đứng ra giám sát rất chặt sẽ.
Cụ thể, để đảm bảo tính minh bạch, chương trình ăn trưa tại các trường ở Nhật luôn được Văn phòng Thể thao và Thanh niên của Bộ Giáo dục Sức khỏe hiện đang giám sát chặt chẽ.
Trong khi đó, tại Mỹ, các nhà máy sữa tham gia chương trình sữa học đường đều có sự giám sát của Bộ nông nghiệp nước này. Hay như Chương trình sữa trường học ở Trung Quốc đã được giao cho Hiệp hội sữa Trung Quốc để linh hoạt hơn và hướng đến thị trường.
Trong đó, tất cả các quy định và tiêu chuẩn của chương trình vẫn giữ nguyên: sữa phải được sản xuất tại địa phương, phải được chế biến và đóng gói. Giá cả phải được đấu thầu công khai và thấp nhất.
Bà Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng trường học (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), cho biết, sữa là một trong 8 nhóm thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng hàng ngày, có mặt trên tất cả tháp dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Sữa quan trọng và dễ tiếp thu của giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Theo đó, với những trường đã thực hiện cho học sinh uống sữa hàng ngày, nhất là các trường mầm non vẫn hoàn toàn có thể tham gia chương trình sữa học đường.
Thực tế tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, thể nhẹ cân, thiếu máu,… vẫn ở mức rất cao so với thế giới, trong đó tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi lên tới 24,6% (nguồn: viện dinh dưỡng 2015). Với tình trạng như vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc mỗi ngày được bổ sung ít nhất 1 hộp sữa trong bữa ăn học đường thông qua chương trình sữa học đường là điều cần thiết. Vấn đề là giám sát để đảm bảo thực hiện tốt, quản lý tốt.
T.An - N.Hải
“Vì lợi ích các con tôi có trách nhiệm lên tiếng”
Mỗi đứa trẻ sinh ra có cơ địa, khẩu vị khác nhau. Không phải đứa nào cũng thích uống sữa, không phải đứa trẻ nào ... |
Tuyệt đại đa số phụ huynh bày tỏ ý kiến, vì sao vẫn có người phản đối \'sữa học đường\'?
Đề án sữa học đường có mục tiêu tốt nhưng nhiều luồng thông tin “tam sao thất bản” đã khiến một số phụ huynh nói ... |
Khát khao ly sữa học đường
Ở miền núi, tại các bản làng khó khăn, học sinh thường còi cọc vì suy dinh dưỡng, do vậy, ly sữa trong bữa ăn ... |
Hà Nội hỗ trợ hơn 1.200 tỷ đồng làm sữa riêng cho học sinh thủ đô
Học sinh Hà Nội sẽ uống sữa tươi tiệt trùng, bổ sung một số vi lượng, khoáng chất và được đặt hàng làm riêng. |