- Ukraine không kích cảng dầu quan trọng của Nga ở Crimea
- Ukraine hứng tên lửa Kinzhal ngay sau tin nhận lô tiêm kích F-16
Nga phóng tên lửa Iskander vào căn cứ đối phương; Ukraine tuyên bố đã đến giai đoạn quan trọng... là những tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine sáng 9/10.
Lữ đoàn 72 đã phải hứng chịu tổn thất nặng nề trong trận chiến ở Ugledar, nơi họ buộc phải rút lui khỏi thị trấn kiên cố ở Donbass tuần trước. Hành động rút lui này được các phương tiện truyền thông Kiev mô tả là hỗn loạn, tốn kém và là điều đã được dự báo từ trước. Các chiến binh Ukraine mệt mỏi đã được rút về một khu công nghiệp tại Pavlograd, cách khoảng 100km về phía tây Pokrovsk, một điểm nóng khác trên mặt trận.
Tuy nhiên, có vẻ như khu công nghiệp này đã bị tấn công bởi tên lửa Iskander-M. Một video dài 20 giây do Bộ Quốc phòng Nga công bố, được ghi lại bởi drone trinh sát sử dụng công nghệ nhìn ban đêm đã cho thấy một nhà máy lớn bốc khói ngùn ngụt.
Tên lửa Iskander-M là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật có tầm bắn lên tới 400km. Hiện tại vẫn chưa rõ thời điểm chính xác mà video này được ghi lại.
Ngoài ra, các phương tiện truyền thông Ukraine cũng cho biết rằng Lữ đoàn 72, còn được gọi là “Người Zaporozhians Đen”, đã có chỉ huy mới là Đại tá Alexander Okhrimenko. Người chỉ huy này trước đó từng chỉ huy Lữ đoàn Cơ giới số 14, nhưng đã được điều chuyển để lãnh đạo văn phòng tuyển quân khu vực Odessa vào tháng 7 năm 2023, sau khi phát hiện tình trạng tham nhũng lan rộng tại cảng Biển Đen.
Tổng thống Ukraine tuyên bố cuộc chiến đến giai đoạn "rất quan trọng"
Theo hãng tin AP, trong một bài đăng trên mạng xã hội, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết cảng dầu ở Feodosia, trên bờ biển phía Nam của Bán đảo Crimea là nơi cung cấp nhiên liệu cho quân đội Nga trong chiến sự tại Ukraine. Cuộc tấn công ngày 7/10 là một phần trong nỗ lực của Kiev nhằm “làm suy yếu năng lực quân sự và tiềm lực kinh tế của Liên bang Nga”.
Về phía Nga, chính quyền thành phố Feodosia cũng đã báo cáo về một vụ hỏa hoạn tại cảng dầu trong sáng 7/10. Tuy nhiên, thông báo này không nêu rõ nguyên nhân gây ra vụ hỏa hoạn.
Hiện trong bối cảnh xung đột giữa Ukraine và Nga bước sang năm thứ 3, Ukraine đang dần triển khai các mục tiêu tấn công vào các khu vực hậu cần. Kiev tăng cường phát triển thiết bị bay không người lái tầm xa tấn công các kho chứa dầu và nhà máy lọc dầu cũng như kho vũ khí của Nga.
Mục đích của Ukraine là làm suy yếu khả năng của Nga trong việc hỗ trợ các đơn vị tiền tuyến của nước này, đặc biệt là ở khu vực phía Đông Donetsk, khi lực lượng của Ukraine đang kiệt quệ cả về số lượng cũng như tinh thần chiến đấu. Kiev vẫn đang chờ phản hồi từ các đối tác phương Tây về yêu cầu sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga.
Cuối ngày 6/10, Tổng thống Zelenskyy cho biết cuộc chiến đang ở "giai đoạn rất quan trọng" khi quân đội Ukraine nỗ lực ngăn chặn các lực lượng lớn hơn của Nga ở vùng vịnh phía Đông đồng thời duy trì quyền kiểm soát tại một phần khu vực biên giới Kursk của Nga.
“Ukraine cần gây sức ép lên Nga để nước này nhận ra rằng cuộc chiến sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cho họ", Tổng thống Zelenskyy nói trong một đoạn video.
Trong khi đó, theo lực lượng không quân Ukraine, Nga đã bắn 6 tên lửa các loại và 74 thiết bị bay không người lái Shahed vào Ukraine chỉ trong đêm 6/10.
UAV “rẻ tiền" của Ukraine hủy diệt tổ hợp phòng không Nga 10 triệu USD
Cơ quan tình báo quân sự Ukraine, được gọi là GUR, đã chia sẻ đoạn video này trong một bản cập nhật và cho biết các binh sĩ trong đơn vị đặc biệt Kryla của họ đã hạ gục tổ hợp tên lửa phòng không Osa của Nga.
Đoạn video cho thấy cảnh quay dường như được quay bởi máy bay không người lái (UAV) khi nó bay thẳng về phía tổ hợp phòng không, cũng như cảnh quay từ trên không cho thiết bị quân sự Nga bốc cháy.
Tình báo Ukraine cho biết khu tổ hợp Osa trị giá 10 triệu USD, trong khi chiếc UAV phá hủy nó có giá chỉ vài trăm USD.
UAV đã được sử dụng trong cuộc xung đột Nga-Ukraine nhiều hơn bất kỳ cuộc xung đột nào khác trong lịch sử, cả hai bên đều sử dụng chúng để tấn công và tiêu diệt các mục tiêu cũng như thu thập thông tin để chỉ đạo các loại vũ khí khác tấn công.
Cả hai quốc gia đều sử dụng cả UAV cỡ lớn và đắt tiền cấp quân sự cũng như các UAV giá rẻ có thể mua ở các cửa hàng, thường được những người có sở thích sử dụng hoặc để quay phim các sự kiện như đám cưới.
Ukraine, quốc gia đôi khi gặp khó khăn trong việc sở hữu được vũ khí tiên tiến từ các đồng minh của mình, đã sử dụng chúng để chế tạo những loại vũ khí đắt tiền hơn nhiều so với bản thân UAV.
Ukraine và Nga đã tăng cường đáng kể việc sản xuất UAV trong nước kể từ khi cuộc xung đột toàn diện bắt đầu vào tháng 2/2022. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuần trước cho biết các công ty quốc phòng Ukraine hiện có thể sản xuất 4 triệu UAV mỗi năm.
Cả hai bên cũng phải dựa rất nhiều vào các hệ thống phòng không của mình, từ đó định hình sâu sắc bản chất của cuộc xung đột. Kho vũ khí của Nga bao gồm 9K33 Osa - hệ thống tên lửa phòng không chiến thuật tầm ngắn, cơ động, tầm thấp được thiết kế lần đầu tiên vào những năm 1960.