Trong những bản đồ dưới đây, màu đỏ là đất đai hiện tại, màu xanh là biển cả hiện tại và màu vàng là những vùng biển trở thành đất sau khi mực nước biển hạ xuống 500m.
Sau đây là xem xét một số khu vực. Trước hết là Đông Bắc Á, đảo Sakhalin nối liền một dải với Hokkaido. Thời Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản sợ nhất là xe tăng Liên Xô sau khi đổ bộ lên Hokkaido sẽ càn quét xuống Nam. Điều này sẽ thành hiện thực sau khi mực nước biển hạ xuống 500m. Tất nhiên điều này vẫn là chuyện nhỏ, điều phiền phức nhất còn ở phía sau.
Biển Nhật Bản sẽ thành một cái hồ. Hải quân của Triều Tiên và Hàn Quốc từ đó chỉ có thể tranh đoạt trong cái hồ rộng thứ hai thế giới (cái hồ lớn nhất khi đó sẽ là Địa Trung Hải hiện nay).
Nhìn về phía Nam, Hoàng Hải sâu nhất chưa đến 100m, biển Hoa Đông cũng chỉ sâu 500m. Do vậy toàn bộ Bột Hải, Hoàng Hải và đại bộ phận biển Hoa Đông sẽ thành lục địa, chỉ còn lại một khu vực nước sâu phía Tây Okinawa. Okinawa trở thành hòn đảo quan trọng phong tỏa Đông Á, nước nào chiếm được Okinawa sẽ khống chế được vùng biển từ Bắc Đài Loan đến Nhật Bản. Triều Tiên khi đó sẽ trở thành một quốc gia lục địa.
Phiền phức lớn nhất của Nhật Bản có lẽ là giáp với Trung Quốc trên bộ. Trong tình huống Nhật Bản có hải quân mạnh nhưng lục quân nhỏ yếu còn Trung Quốc có lục quân hùng mạnh và hải quân viễn dương còn kém thì hậu quả của tình cảnh này là điều rất trớ trêu.
Sau đó nhìn tiếp về phía Nam, điều không ngạc nhiên là vấn đề hòa bình thống nhất Đài Loan sẽ chính thức trở thành chủ đề trên báo hàng ngày, rút cục khoảng cách hơn 100 km của eo biển đối với xe tăng ZTZ99 chỉ vài ngày đột kích là qua được.
Vịnh Bắc Bộ sẽ mất đi, đảo Hải Nam và Việt Nam sẽ nối liền. Việt Nam sau khi thu được một số lãnh thổ không thể không đối mặt với hình thế biên cảnh phiền phức hơn. Bởi vì vịnh Bắc Bộ và vùng biển Bắc Biển Đông vốn là bình nguyên đáy biển. Nếu Việt Nam lại va chạm với nước lớn phương Bắc, các tập đoàn xe tăng xuất phát từ Hải Nam không cần vượt một quả núi nào có thể dễ dàng đánh tới Hà Nội và chia cắt ngang lưng Việt Nam.
Vùng giữa và Nam Biển Đông cũng nổi lên những đảo có diện tích khả quan. Khống chế được bất kỳ đảo nào trong đó có thể uy hiếp toàn bộ Biển Đông.
Eo biển Malacca và vịnh Thái Lan sẽ không còn tồn tại, thay vào đó sẽ xuất hiện một đồng bằng thấp rộng lớn. Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia cùng với một loạt các nước sẽ tiếp giáp nhau trên đất liền. Đường bờ biển Australia sẽ vươn về phía tây bắc 400 km, nước này và Indonesia cùng khống chế con đường hàng hải duy nhất nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Ghi chú: Trên đây là một bài báo giả định của tờ Sohu dựa trên độ cao thấp của các thềm lục địa. Thực tế mối lo của nhân loại hiện nay là biến đổi khí hậu khiến mực nước biển dâng cao sẽ nuốt mất những vùng đồng bằng thấp, chứ khó có chuyện nước biển rút xuống.
Kênh thoát nước \'biến\' thành đất nền dự án, hàng chục hộ dân sống cảnh ngập úng ở Cần Thơ
Con kênh thoát nước của hàng chục hộ dân ở quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ bị san lấp để thực hiện dự án khu ... |
Nước biển dâng "không thể cứu vãn," Maldives gần như chạm đến giới hạn
Nhiều chuyên gia cảnh báo các đảo quốc như Fiji và Maldives đang gần như trong tình trạng "không thể cứu vãn" do tình trạng ... |
Hãi hùng cảnh tàn sát cá voi, nước biển chuyển màu máu
Loạt ảnh dưới đây ghi lại cảnh tượng hàng chục dân làng trên một hòn đảo ở Đại Tây Dương săn bắt và giết cá ... |