Nam sinh tự tử: Khi áp lực từ bố mẹ không được nhà trường giải tỏa…

Cái chết thương tâm (tự tử) của nam sinh lớp 10E3 Trường THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TP.HCM) sẽ còn làm day dứt các bậc phụ huynh với câu hỏi: Có nhất thiết đánh đổi tất cả cuộc sống của con trẻ chỉ vì điểm số cao?

nam sinh tu tu khi ap luc tu bo me khong duoc nha truong giai toa

Chia sẻ

(ảnh:Zing.vn).

Và cái chết của em C. đã là một câu trả lời hùng hồn đầy đau đớn: Đừng bao giờ!

Chính người viết bài này, từng có đến hai đứa cháu gái, được đưa từ một tỉnh miền Trung vào TP.HCM học nội trú.

Các em bị đưa vào học nội trú tại TP.HCM thường rơi vào trường hợp: Ở nhà không chịu học, học kém; lêu lỏng và đàn đúm với bạn không lo học tập; cha mẹ mãi làm ăn buôn bán không có thời gian chăm con học hành nên phó thác 100% cho trường nội trú…

Có nhiều em vào học từ cấp 2, sau mỗi cái Tết được bố mẹ dẫn tới nhập học lại, lúc chia tay cứ nấn ná, thậm chí giàn giụa nước mắt đòi về bên gia đình. Là bởi, trong môi trường nội trú, với tuổi đời còn bé nhỏ, các em thường cảm thấy xa lạ, hụt hẫng, khi gặp bất cứ chuyện gì không có ai để tâm sự, giãi bày, tình trạng cứ kéo dài khiến các em cảm thấy bị bỏ mặc, rồi trầm cảm…

Phụ huynh giao con vào trường nội trú, sẵn sàng trả học phí cao và chỉ có mỗi yêu cầu là nhà trường rèn con mình, bắt chúng phải học, bằng mọi giá. Nhà trường cứ theo đó ra kỉ luật sắt, thậm chí thường được gọi là “thiết quân luật” mà Trường THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TP.HCM) là một điển hình.

Trong mối giao kết trả học phí - dạy và học ấy, có một lỗ hổng rất lớn, hay cũng có thể xem là một thất bại rất lớn, là những người lớn (phụ huynh, nhà trường, thầy cô giáo) làm việc với nhau và hầu như không quan tâm đến tâm tư tình cảm của các em, đặc biệt là học sinh cấp 2 và 3 đang ở độ tuổi có tâm lí diễn biến phức tạp, và trong một môi trường bị cách li gia đình thiếu sự hỏi han, chăm sóc, trò chuyện… từ người thân.

“Con xin lỗi ba má. Con đã không đáp ứng được mong mỏi của ba má. Con xin lỗi”.

Dòng thư tuyệt mệnh đau đớn nam sinh C. gửi gia đình cho thấy một áp lực điểm số, thành tích học tập. Nhưng nhà trường, trước những áp lực từ gia đình đối với con em họ, cũng không có sự giải tỏa cần thiết giúp cho các em. Thậm chí, hầu hết các qui định nội trú tại các trường hiện nay càng thêm áp lực lên các em, sự mệt mỏi, ức chế tâm lí cũng gia tăng bội phần.

Nếu nhà trường chỉ “dạy” học sinh mà thiếu “dỗ” các em thì các em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Khi tâm lí nặng nề, dẫn đến trầm cảm, thì việc tìm đến cái chết trở thành sự giải thoát những gánh nặng, cho dù là cách tiêu cực và gây bao đớn đau, dày vò cho những người đang sống.

nam sinh tu tu khi ap luc tu bo me khong duoc nha truong giai toa Vụ học sinh tự tử: Bố mẹ bây giờ toàn sống thay con cái, như vậy là rất nguy hiểm

Đó là quan điểm của TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội trước thông tin một học sinh ...

nam sinh tu tu khi ap luc tu bo me khong duoc nha truong giai toa Áp lực học tập, nam sinh để lại thư tuyệt mệnh rồi nhảy lầu tự tử

Nam sinh trường Nguyễn Khuyến (TP.HCM) để lại thư tuyệt mệnh với nội dung do áp lực học tập, điểm số và áp lực từ ...

/ https://laodong.vn