Dù Mỹ tăng cường trừng phạt, Nga sẽ vẫn đáp trả và động thái của Mỹ càng khiến Nga và châu Âu hưởng lợi.
New York Times dẫn lời Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 1/8 đã lên tiếng về các đáp trả từ phía Tổng thống Nga Vladimir Putin khi yêu cầu Mỹ cắt giảm 755 nhân viên ngoại giao ở Đại sứ quán Mỹ tại Moscow.
Trong chuyến công du tới Đông Âu, ông Pence đã gửi một thông điệp thẳng thắn tới nhà lãnh đạo Nga và lưu ý rằng "những hành động ngoại giao gần đây của Moscow sẽ không cản trở cam kết của Mỹ đối với an ninh nước này, của các nước đồng minh cũng như với các nước yêu chuộng tự do trên thế giới".
![]() |
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence |
Ông Pence cũng chẳng định, Tổng thống Mỹ vẫn "mở cửa cho một mối quan hệ tốt hơn" với Nga.
Đồng thời ông cũng cảnh báo "Mỹ phản đối mọi nỗ lực sử dụng vũ lực, những mối đe dọa, sự hăm dọa hay gây ảnh hưởng xấu tại các quốc gia Baltic hoặc chống lại bất kỳ đồng minh nào có hiệp ước với Mỹ."
Phản ứng của Phó Tổng thống Mike Pence trong chuyến công du các nước châu Âu được cho là một động thái nhằm xoa dịu các phản ứng ảnh hưởng trực tiếp tới các lệnh trừng phạt mới được Thượng viện Mỹ thông qua.
Hôm 1/8, các đoàn xe từ khu nhà nghỉ của Đại sứ quán Mỹ ở Serebryany Bor, Moscow đã được điều tới và rời đi.
Theo Sputnik, 3 chiếc xe tải, 1 xe tải mini, xe jeep và xe taxi rời khỏi nhà nghỉ của Đại sứ quán Mỹ ở Serebryany Bor.
Các đồ nội thất và các loại hộp đã được chất lên xe từ trước đó. Những chiếc xe này có mặt trong lãnh thổ nhà nghỉ từ 7 giờ sáng.
Công hàm tương ứng đã được trao cho Đại sứ Mỹ tại Nga John Tefft. Những biện pháp này là phản ứng đáp trả với chính sách chống Nga và các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ. Đại sứ Mỹ tuyên bố: ông "lấy làm tiếc sâu sắc" vì những hành động Moscow đang thực hiện.
Trên thực tế, giới quan sát cho rằng, chính Tổng thông Putin mới là người được hưởng lợi cao nhất trong phi vụ giữa Mỹ và châu Âu này.
![]() |
Đồ đạc được đóng gói tại căn nhà nghỉ của Bộ Ngoại giao Mỹ tại Nga |
Trang The Guadyan đánh giá về dự luật mới của Mỹ về trừng phạt chống lại Nga không làm Nga suy yếu mà còn mạnh mẽ hơn.
"Thay vì vỗ tay hùa theo hành động của Washington trong quan hệ với Nga, Liên minh châu Âu đang trải qua cơn thịnh nộ. Nhà lãnh đạo Nga một lần nữa chiến thắng do sự điên cuồng xung quanh ông Donald Trump"- trang báo này viết.
EU đưa ra dấu hiệu rõ ràng là họ không hài lòng. Bộ trưởng Ngoại giao Đức cho biết Hoa Kỳ đang theo đuổi lợi ích kinh tế của riêng mình và muốn buộc châu Âu mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ.
Chính phủ Pháp nghi ngờ việc dự luật Quốc hội Mỹ liệu có phù hợp theo các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế hay không. Và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Clogg Juncker tức giận đến nỗi đã kêu gọi phản ứng đáp lại.
EU đưa ra dấu hiệu rõ ràng là họ không hài lòng. Bộ trưởng Ngoại giao Đức cho biết Hoa Kỳ đang theo đuổi lợi ích kinh tế của riêng mình và muốn buộc châu Âu mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ.
Mỹ trừng phạt Nga không có hiệu quả.
Vùng Trung và Đông Âu không chống lại dự luật của Mỹ, nhưng họ có vai trò ít quan trọng hơn so với liên minh Pháp-Đức, còn chính phủ dân túy Ba Lan thì cố tạo cảm giác thân thiện với Tổng thống Mỹ.
Đối với Anh, nước này đang hoàn toàn tập trung vào tiến trình Brexit, đã gần như hoàn toàn biến mất khỏi chính trường châu Âu, tác giả lập luận.
Tờ báo Anh bình luận, nguyên nhân chính của cuộc xung đột với Washington- đó là thiếu một cuộc tranh luận chính trị toàn diện ở EU: Ủy ban châu Âu quan tâm nhiều hơn tới việc thiết lập các mối quan hệ kinh doanh chứ không phải là địa chính trị, tác giả Nugayred tổng kết.
Còn "lần này, EU cư xử như thể đã hợp tác với Putin chống lại Quốc hội Mỹ" - tạp chí Mỹ viết.