Mỹ tố Nga chơi xấu khi gây nhiễu tín hiệu vệ tinh

Hãng SINA dẫn nguồn tin quân sự Mỹ tại Syria cho biết, các hoạt động của lực lượng này vừa liên tiếp bị gián đoạn do tác chiến điện tử Nga.

"Hệ thống định vị vệ tinh GPS được lực lượng quân sự Mỹ sử dụng tại Syria vừa bị gián đoạn nghiêm trọng. Đây là hậu quả của cuộc tấn công từ phía Nga bằng các hệ thống tác chiến điện tử (EW) Krasnukha, Samarkand...bởi những khí tài này thừa sức làm điều đó", SINA dẫn nguồn tin quân sự Mỹ nói.

Do tín hiệu vệ tinh bị gián đoạn, thiếu chuẩn xác nên nhiều hoạt động, nhiệm vụ của quân đội Mỹ đã phải hủy bỏ hoặc chúng được thực hiện nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Mặc dù vậy, nguồn tin này không đưa ra được bằng chứng nào để chứng minh.

my to nga choi xau khi gay nhieu tin hieu ve tinh
Chiến hạm Mỹ phóng tên lửa Tomahawk.

Tuy nhiên SINA cũng đặt giả thuyết có thể lực lượng Mỹ đang tiến hành cuộc diễn tập đối phó với tình trạng không có tín hiệu GPS trong tác chiến. Tình huống này hoàn toàn có thể bởi nó rất giống với những gì diễn ra trong cuộc tập trận mang tên Red Flag 18-1 được thực hiện hồi năm 2018 đối phó với tình trạng không có tín hiệu vệ tinh.

Nội dung tập trận tại Red Flag 18-1 tập trung vào nhiệm vụ cường kích, tấn công chính xác mục tiêu mặt đất và hiệp đồng tác chiến liên quân. Trong cuộc tập trận, Washington đã thử nghiệm hàng loạt thiết bị quân sự bí mật với tính năng cực tối tân.

Việc Mỹ tập trận với kịch bản hệ thống GPS bị vô hiệu nhằm mô phỏng tình huống chiến đấu thực tế, giữa bối cảnh các cường quốc như Nga hoặc Trung Quốc đang triển khai hàng loạt tổ hợp gây nhiễu GPS hoặc bắn hạ vệ tinh Mỹ trong những đợt diễn tập gần đây. Trang The Drive cho rằng, ngoài tập trận Mỹ cũng đã sản xuất vũ khí công nghệ cao và bắt quân nhân làm việc kiểu thời đồ đá.

Trong buổi lễ bàn giao cho quân đội siêu kính thiên văn để quan sát các vật thể trên quỹ đạo hồi cuối năm 2018, Thiếu tướng Không quân Mỹ, Nina Armagno đã nói rằng, đến năm 2025 Nga và Trung Quốc sẽ có khả năng gây họa cho mỗi vệ tinh nước Mỹ phóng lên quỹ đạo, và nước này phải sẵn sàng giáng trả nguy cơ này.

Vũ khí chống vệ tinh đang trở thành một hiện thực mới, và cần phải chú ý đến điều đó khi lập kế hoạch hoạt động quân sự. Thiếu tướng Armagno đã nhấn mạnh rằng, ở đây nói về mối nguy cơ đe dọa tất cả các vệ tinh của Mỹ, không chỉ quỹ đạo thấp mà còn quỹ đạo địa tĩnh (GEO).

Chính bởi vậy quân đội Mỹ đưa những sửa đổi vào chương trình huấn luyện chiến đấu và sản xuất vũ khí giảm sự lệ thuộc vào tín hiệu vệ tinh. Cụ thể, Hải quân Mỹ đang nghiên cứu đầu dò radar chủ động để có thể trang bị cho tên lửa Tomahawk để giảm bớt sự phụ thuộc vào hệ thống dẫn đường.

Hải quân Mỹ đang đạt những bước tiến mới trong việc phát triển đầu dò radar chủ động (ARH) cho Tomahawk. Đầu dò ARH sẽ bổ sung những chế độ dẫn đường sẵn có, như cảm biến hồng ngoại, thông tin vô tuyến và định vị toàn cầu.

Mục tiêu của Mỹ là trang bị khả năng khóa mục tiêu nhiều lần cho Tomahawk, giúp nó tiêu diệt các mục tiêu khác nhau tùy thuộc vào tình huống cụ thể, kể cả khi hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu và liên lạc bị đối phương phá hủy. Trong tình huống đó, Tomahawk sẽ không dựa vào hệ thống dẫn đường vệ tinh mà dùng ARH để xác định mục tiêu.

Cùng với chương trình ARH cho Tomahawk, Mỹ cũng bắt đầu có chương trình huấn luyện cho các quân nhân làm việc "theo kiểu cũ", tức là, làm việc trong điều kiện khi không có các hệ thống định vị vệ tinh, và nhiều loại máy bay không người lái và vũ khí chính xác được điều khiển bởi tín hiệu GPS trở thành vô dụng.

my to nga choi xau khi gay nhieu tin hieu ve tinh Liên Hợp Quốc báo động về tình trạng thiếu lương thực của Triều Tiên

Ngày 13/5, người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc đã bày tỏ lo ngại về tình trạng thiếu lương ...

my to nga choi xau khi gay nhieu tin hieu ve tinh Tàu sân bay lớn nhất Trung Quốc được hé lộ qua ảnh vệ tinh

Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc được cho là nhỏ hơn tàu Mỹ nhưng lớn hơn của Pháp.

/ http://baodatviet.vn