Mỹ thừa nhận bất lực trước hai sát thủ Sarmat và Avangard

 Các quan chức quốc phòng và chuyên gia quân sự phương Tây thừa nhận, tên lửa Sarmat và tên lửa Avangard của Nga là không thể đánh chặn.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không theo kịp sự phát triển của vũ khí Nga và hiện tại đã không còn khả năng chống lại những tên lửa hiện đại do Nga sản xuất, tạp chí Military Watch của quân đội Mỹ viết và thừa nhận rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của mình bất lực trước tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat và tên lửa hành trình siêu thanh liên lục địa Avangard.

Theo ấn phẩm, mạng lưới phòng thủ tên lửa của Mỹ bao gồm bốn thành phần: hệ thống Patriot, AEGIS và AEGIS Ashore, THAAD và GMD.

Trong đó, được coi là “hoàn hảo nhất” là hệ thống Patriot, nhưng nó có khả năng hạn chế do quá trình phóng tên lửa. Patriot phóng tên lửa kiểu “nóng”, trong khi đó S-300 chẳng hạn, lại sử dụng kiểu phóng "nguội".

Tạp chí chỉ ra rằng, vì nguyên nhân này mà các hệ thống của Mỹ chỉ có thể tấn công các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sau khi chúng đã vượt qua được một nửa chặng đường và đang ở giai đoạn giảm độ cao, chứ không thể tiếp cận chúng ở giai đoạn đầu và trong các tầng khí quyển dày đặc.

Các tác giả cũng đặt câu hỏi về việc liệu hệ thống của Mỹ có khả năng chống lại tên lửa của Triều Tiên hay không.

Cụ thể, họ đã dẫn ví dụ về các thử nghiệm của tên lửa "Hwasong-14" bay qua Nhật Bản vào năm 2017 ở độ cao 770 km và rơi xuống biển Nhật Bản cách bờ biển 300 km, trong khi hệ thống Aegis của Mỹ không thể đánh chặn nó.

Khi đó mục tiêu chỉ có một, nhưng trong điều kiện thực tế của chiến sự sẽ có rất nhiều mục tiêu, thậm chí là có đòn đánh bão hòa tên lửa (tức là phóng đồng loạt hàng chục, thậm chí hàng trăm tên lửa), trong đó lại có cả những mục tiêu giả, cùng với các phương tiện tạo nhiễu, khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ cam chịu bất lực.

Và ngay cả đối với một mục tiêu duy nhất, các hệ thống của Mỹ cần có thời gian để chuẩn bị và cũng cần biết chính xác vị trí tên lửa được phóng lên. Trong tương quan này, cơ hội của hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ sở hữu thậm chí còn ít hơn.

my thua nhan bat luc truoc hai sat thu sarmat va avangard
ICBM Sarmat của Nga và tên lửa siêu thanh Avangard là nỗi khiếp sợ của Mỹ

Trong phần kết luận của bài báo, Military Watch cho biết thêm rằng, ngay cả khi đánh chặn tên lửa của Triều Tiên, hệ thống của Hoa Kỳ đã gặp vấn đề, chứ chưa nói tới việc đối đầu với các tên lửa Avangard mới nhất của Nga, có tốc độ vượt quá tốc độ âm thanh hai mươi lần. Trong trường hợp này khả năng đánh chặn là bằng không.

Trước bài viết của Military Watch, một bài báo trên tờ Daily Express của Anh cũng bày tỏ sự kinh sợ trước tên lửa Sarmat và Avangard của Nga.

Trong bài viết hôm 15/4/2019, Daily Express cho rằng, "Sarmat" (hay "Satan-2", như cách gọi của phương Tây) được coi là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất của Nga. Moscow có kế hoạch đưa hệ thống tên lửa này gia nhập lực lượng vũ trang vào đầu năm 2020.

Tên lửa Satan-2 có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ mọt cách dễ dàng và có khả năng phá hủy một vùng lãnh thổ có kích thước tương đương nước Anh hoặc bang Texas của Mỹ.

Tuy nhiên, theo Daily Express, các chuyên gia phương Tây hoài nghi về tuyên bố của tổng thống Nga Putin rằng, tổ hợp Sarmat sẽ sớm được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, ngày càng vang lên những lời lẽ đầy lo ngại từ phía Washington về mối đe dọa tiềm năng từ vũ khí siêu thanh, với khả năng đạt tốc độ cao gấp từ 5 lần trở lên so với tốc độ âm thanh.

Như The Washington Times đưa tin, theo lời Chỉ huy Bộ Tư lệnh Miền Bắc của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ là Tướng Terrence O'Shaughnessy cho biết, thời gian bay của tên lửa siêu thanh “Avangard” của Nga tới Mỹ sẽ vào khoảng 15 phút, không đủ thời gian để Mỹ phát hiện và đánh chặn mục tiêu.

Hơn nữa, mối đe dọa chính của tổ hợp tên lửa hành trình siêu thanh liên lục địa Avangard là rất khó phát hiện và có hành trình bay vô cùng lắt léo. Theo một số nguồn tin, radar đang được sử dụng cho quân đội Mỹ có phạm vi hoạt động không đủ để theo dõi nó.

Noài ra, tên lửa của hệ thống Avangard có khả năng chịu được nhiệt độ cực cao gần mục tiêu tiềm năng. Loại vũ khí này mở rộng một cách đáng kể những khả năng tấn công của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga.

my thua nhan bat luc truoc hai sat thu sarmat va avangard Sự hờ hững ở các nước châu Á với lệnh cấm Huawei của Trump

Các nước lo ngại về rủi ro an ninh từ Huawei nhưng họ khó có thể cưỡng lại sức hút từ chi phí thấp và ...

my thua nhan bat luc truoc hai sat thu sarmat va avangard 4 ông lớn công nghệ Mỹ bị chính phủ điều tra

Các nhà lập pháp Mỹ đang mở một cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào Apple, Amazon, Facebook và Google.

/ http://baodatviet.vn