Chiến thắng sẽ thuộc về Mỹ, thua thiệt sẽ thuộc về Nga khi xét về cán cân dân số, kinh tế và mạng lưới đồng minh của hai nước.
Nga nhìn lại cuộc chiến Gruzia
Nhân dịp 10 năm xảy ra cuộc chiến Gruzia (bùng phát từ đêm 7, rạng sáng 8/8/2008), tờ Kommersant của Nga đã có bài phỏng vấn Thủ tướng Dmitry Medvedev, khi đó đang giữ cương vị Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Nga.
Khi được hỏi Nga đã được gì khi công nhận độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia, ông Medvedev khẳng định điều quan trọng là Nga đã có được hòa bình, bảo vệ được các công dân của mình đang sống ở hai nước cộng hòa này.
Theo ông, Nga đã không còn phải thường xuyên đau đầu trước nguy cơ vào một lúc nào đó sẽ xảy ra một cuộc tấn công buộc Nga phải can dự để bảo vệ công dân và an ninh của mình, không phải đưa ra "câu trả lời" nào đó.
Thủ tướng Nga D. Medvedev trả lời phỏng vấn tờ Kommersant
Nói về việc công nhận độc lập của hai nước cộng hòa này, nhà lãnh đạo Nga thừa nhận đã phải mất thời gian để cân nhắc bởi sau khi "buộc Gruzia đi đến hòa bình", câu hỏi quan trọng đặt ra đối với ông trên cương vị người đứng đầu đất nước là "điều gì sẽ xảy ra tiếp theo".
Ông Medvedev khẳng định việc công nhận Nam Ossetia và Abkhazia là bước đi duy nhất có thể nhằm duy trì hòa bình bền vững, sự ổn định ở khu vực Ngoại Caucusus.
Ông Medvedev cho biết khi đó đã thảo luận vấn đề với Thủ tướng Vladimir Putin và nhận được sự ủng hộ hoàn toàn. Quyết định này cũng được Hội đồng An ninh Nga tán thành. Chính vì vậy, ngày 26/8/2008, ông Medvedev trên cương vị Tổng thống Nga đã ký sắc lệnh công nhận độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia.
Sự kiện cuộc chiến Gruzia hiện đang nóng trở lại trong bối cảnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang thúc đẩy kế hoạch nhằm kết nạp Gruzia. Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn với Kommersant, Thủ tướng Nga cảnh báo việc NATO kết nạp Gruzia vào khối sẽ châm ngòi "một cuộc xung đột tồi tệ".
Thủ tướng Medvedev cho rằng các nước thành viên của liên minh quân sự lớn nhất hành tinh này luôn coi Nga như một đối thủ tiềm tàng, các năng lực quân sự, kể cả bộ ba hạt nhân của NATO đều đang chĩa vào Nga.
Theo ông, NATO vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động và lôi kéo nhiều nước tham gia, tạo ra vòng vây ngày càng siết chặt Nga. Điều này khiến Moscow cảm thấy lo lắng, buộc phải có các biện pháp nhằm bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia.
Binh sĩ Nga trong cuộc chiến Gruzia tháng 8/2008
Đáng chú ý, ông Medvedev cho rằng Mỹ và các nước châu Âu sẽ nhận ra rằng sẽ tốt hơn khi làm bạn thay vì đối đầu với Nga.
Ông nhấn mạnh: "Tôi không nghĩ rằng các vấn đề hiện tại (căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây - TASS) sẽ kéo dài mãi. Tôi tin rằng các nước láng giềng châu Âu của chúng tôi sẽ thấy rằng tốt hơn là hợp tác cùng nhau và trở thành những người bạn thay vì tiếp tục chỉ trích rằng chúng tôi sai.
Tôi hy vọng Mỹ và giới lãnh đạo nước này cuối cùng sẽ nhận ra điều này. Chúng tôi luôn mở cánh cửa của mình".
Thủ tướng Nga lưu ý: "Hơn nữa chúng tôi không phải là người khởi xướng chiến dịch trừng phạt, hạn chế, trục xuất các nhà ngoại giao và gây sức ép kinh tế. Trong vấn đề này, quả bóng luôn nằm trên sân của họ. Họ chỉ cần cho thấy mong muốn khôi phục quan hệ. Chúng tôi luôn sẵn sàng và sẵn lòng".
Khi được hỏi liệu có thể khôi phục sáng kiến ký kết một hiệp ước an ninh châu Âu do Nga đề xuất trước cuộc chiến Gruzia hay không, ông Medvedev nói rằng "bất cứ ý tưởng nào cũng có thể được khôi phục, nếu có quyết tâm".
Nga sẽ phân mảnh?
Trong khi đó, bình luận về chính sách của Nga, tạp chí Politique internationale lại coi cuộc chiến Gruzia năm 2008 cùng với việc việc sáp nhập Crimea năm 2014 và cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine là minh chứng cho thấy Nga không loại trừ các hoạt động quân sự chống lại NATO nhằm làm suy yếu liên minh này và tăng thêm khả năng ảnh hưởng của Nga tại châu Âu.
Theo tạp chí Pháp, năm 2015, Nga đã tái lập binh chủng thiết giáp yểm hộ đầu tiên, lực lượng có thiên hướng tấn công bị giải tán vào năm 1998. Phiên bản mới phải có từ 500 tới 600 xe tăng, 600 tới 800 xe chở quân, 300 tới 400 pháo và 35.000 tới 50.000 quân.
Mỹ khoét thêm nỗi đau tăng T-14 Armata
Theo National Interest, dù tăng Armata được trang bị loạt công nghệ tối tân nhưng cỗ tăng này vẫn tồn tại loạt điểm yếu khá ... |
Những nạn nhân \'ngấm đòn\' chiến tranh thương mại là doanh nghiệp Mỹ
Điều trớ trêu là những công ty chịu thiệt hại nặng nhất lại là các công ty của Mỹ hoặc doanh nghiệp sản xuất tại ... |
Trump tái trừng phạt Iran: Thùng thuốc súng Trung Đông có bùng nổ?
Sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Tổng thống Trump tuyên bố tái áp đặt trừng phạt với quốc gia này nhưng nhiều ... |