- Kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh G20: Những kết quả đột phá
- Ông Biden thất vọng vì ông Tập không tham dự hội nghị thượng đỉnh G20
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp các nhà lãnh đạo đảo quốc Thái Bình Dương tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai chỉ trong hơn một năm vào hôm 25/9.
Trước khi chào đón các nhà lãnh đạo đảo Thái Bình Dương dự Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương (PIF) gồm 18 quốc gia, Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ công nhận ngoại giao đối với hai quốc đảo Thái Bình Dương là quần đảo Cook và Niue.
"Mỹ cam kết đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở, thịnh vượng và an toàn. Chúng tôi cam kết hợp tác với tất cả các quốc gia để đạt được mục tiêu đó", ông Biden nói.
Mỹ tổ chức thượng đỉnh với các quốc đảo Thái Bình Dương. (Ảnh: DPA)
Tổng thống Joe Biden cam kết hợp tác với Quốc hội Mỹ cung cấp thêm 200 triệu USD tài trợ cho các dự án trong khu vực nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chống đánh bắt trái phép và cải thiện sức khỏe cộng đồng.
“Những chương trình và hoạt động mới này tiếp tục thể hiện cam kết của Mỹ hợp tác với các quốc đảo Thái Bình Dương để mở rộng và làm sâu sắc thêm sự hợp tác của chúng ta trong những năm tới”, tuyên bố chung của PIF nêu.
Tuyên bố chung của PIF cũng cho biết, các bên đã đồng ý tổ chức một hội nghị thượng đỉnh vào năm 2025 và đưa ra các cam kết chính trị hai năm một lần.
Thủ tướng quần đảo Cook Mark Brown, Chủ tịch diễn đàn PIF, gọi hội nghị thượng đỉnh là cơ hội để "phát triển quan hệ đối tác vì sự thịnh vượng”. Ông kêu gọi Washington “tích cực tham gia ở cấp cao nhất” trong cuộc họp các lãnh đạo PIF lần thứ 52 mà ông sẽ chủ trì trong vài tuần tới.
Ông Biden đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh với 14 quốc đảo Thái Bình Dương một năm trước. Mỹ cam kết giúp đỡ người dân quốc đảo Thái Bình Dương chống lại “sự cưỡng ép kinh tế” của Trung Quốc, tuyên bố quyết tâm tăng cường quan hệ đối tác.
https://vtc.vn/my-hop-thuong-dinh-loat-quoc-dao-thai-binh-duong-ar822592.html