Nhà Trắng tổ chức cuộc họp với nhóm doanh nghiệp Mỹ, trực tiếp bàn về giao dịch với Huawei.
Reuters đưa tin dẫn các nguồn tin thân cận cho biết, Nhà Trắng sẽ mở sự kiện gặp gỡ các nhà sản xuất chip của Mỹ vào ngày 22/7.
Nhà Trắng họp các doanh nghiệp sản xuất Mỹ bàn về Huawei. |
Nguồn tin cho biết, cuộc họp có thể diễn ra nhằm thảo luận về cách thức mà Chính phủ Mỹ sẽ linh hoạt hơn trong việc thực thi lệnh cấm Iran.
Sự kiện được biết sẽ có sự tham dự của Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. Hai nhà sản xuất chip lớn nhất ở Mỹ là Intel Corp (INTC.O) và Qualcomm Inc (QCOM.O) đã được mời. Công ty sản xuất chip bán dẫn Broadcom và Microsoft cũng đã nhận lời sẽ tới sự kiện.
Reuters cho biết, một quan chức Nhà Trắng đã xác nhận về cuộc gặp. Người này cũng xác nhận Google và Micron, doanh nghiệp sản xuất chip sẽ tham dự cuộc gặp nhưng khẳng định sự kiện được tổ chức để thảo luận về các vấn đề kinh tế. Các nội dung liên quan đến Huawei và lệnh cấm từ chính phủ Mỹ được cho là một phần nội dung nhưng không phải là nguyên nhân dẫn tới việc triệu tập cuộc họp.
Lệnh cấm giao dịch với Huawei của Chính phủ Mỹ được cho là sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới ngành sản xuất ở Mỹ. Tổng thống Donald Trump khi tới cuộc họp Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản, sau cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói về việc các công ty Mỹ có thể tiếp tục bán hàng cho Huawei. Khi đó, ông đã kể lại câu chuyện mà Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc về Huawei, nói rằng Mỹ nới lỏng các lệnh cấm về Huawei theo đề nghị cá nhân của ông Tập.
Vài tuần sau vẫn chưa thấy có bất cứ động tĩnh nào về các chính sách mới từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross chỉ cho biết giấy phép đặc biệt của các công ty Mỹ muốn tiếp tục giao dịch với Huawei sẽ được cấp nếu không có mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ. Việc phê duyệt giấy phép nhanh chóng có thể cho phép các công ty Mỹ khôi phục lại doanh số trước khi lệnh cấm được thực thi.
Ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ trước đó đã vận động hành lang rất tích cực nhằm hối thúc chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm với Huawei.
Chính phủ Mỹ nên nâng khả năng đảm bảo an ninh của mình theo cách không gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Theo đánh giá, hiện các hãng chip Hàn Quốc đang thống trị ngành công nghiệp chip nhớ với mức thị phần xuất khẩu 68% trên toàn cầu. Nếu các hãng chip Mỹ như Micron Technology, Intel và Western Digital bị gạt khỏi thị trường Trung Quốc, họ sẽ mất thị phần trực tiếp ở đây.
Ở lĩnh vực chip mạch tích hợp, tức những linh kiện đơn giản hơn để chuyển âm thanh hay sóng vô tuyến thành tín hiệu số, Mỹ chiếm 65% thị phần xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên, các hãng chip Nhật Bản và châu Âu cũng có những sản phẩm chip mạch tích hợp thay thế khả thi mà khách hàng Trung Quốc có thể mua.
Chính phủ Mỹ dường như đã thấu hiểu rõ ràng hơn về thiệt hại thực sự của các công ty công nghệ Mỹ trong việc tuân thủ lệnh cấm nhằm gây sức ép lên Huawei.
Theo tuyên bố từ một chuyên gia luật của Huawei, lệnh cấm của Mỹ đã ảnh hưởng trực tiếp tới hơn 1.200 công ty Mỹ, ảnh hưởng tới hàng chục ngàn việc làm ở Mỹ.
Huawei cũng chịu ảnh hưởng không kém. Lệnh cấm của Mỹ đã ảnh hưởng đến khách hàng của hãng công nghệ này trên 170 quốc gia trên thế giới.
Nhà sáng lập và CEO của Tập đoàn Huawei cũng thừa nhận ảnh hưởng của lệnh cấm từ Chính phủ Mỹ là rất nghiêm trọng, tác động mạnh hơn tới Huawei mà họ chưa thể lường đến. Ông Nhậm ước tính, doanh số điện thoại của Huawei sẽ giảm khoảng 40% và có thể thiệt hại tới 100 tỷ USD doanh thu trong 2 năm 2019 và 2020. Doanh thu năm 2018 của hãng ngày là 104,16 tỷ USD, dự kiến sẽ đạt tới 125 tỷ USD trong năm 2019.
Mặc dù vậy, theo ông Nhậm Chính Phi, Huawei sẽ không cắt giảm chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra, để bù lại thị phần sụt giảm tại nhiều nước, Huawei dự định sẽ chiếm một nửa thị phần điện thoại thông minh ở Trung Quốc trong năm 2019. Tới năm 2021, Huawei có thể sẽ không còn chịu bất cứ áp lực nào từ phía Mỹ nếu có bất thình lình chịu các lệnh cấm của Nhà Trắng.
Lệnh cấm của Nhà Trắng cũng ảnh hưởng lên thị trường châu Âu.
Báo cáo của nhóm vận động hành lang viễn thông GSMA, đại diện cho lợi ích của 750 nhà khai thác di động châu Âu cho biết, Huawei và ZTE chiếm khoảng 40% thị phần thị trường thiết bị viễn thông của các công ty viễn thông châu Âu và Huawei hiện là nhà tiên phong trong công nghệ 5G.
Lệnh cấm sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp Trung Quốc còn làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường thiết bị di dộng, đẩy giá cả leo thang và làm tăng chi phí lắp đặt 5G.
Các nhà cung cấp mạng di động của châu Âu do đó có thể tổn thất khoảng 55 tỷ euro (62 tỷ USD) nếu không sử dụng các thiết bị của Huawei và ZTE trang bị cho cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ mạng 5G của châu Âu. Ngoài ra, điều này còn khiến lịch trình cung cấp mạng di động chậm trễ khoảng 18 tháng.
Lệnh cấm từ Mỹ đối với Huawei, nếu được EU ủng hộ sẽ làm tăng độ trễ cách biệt mạng 5G giữa EU và Mỹ lên tới 15% vào năm 2025.
Mỹ cấm Huawei mua bán bằng sáng chế |
‘Mỹ sẽ tụt hậu vì cấm Huawei’ |
TSMC dựa vào iPhone mới để 'hồi sinh' sau chiến tranh thương mại |