Mỹ gọi Anh, Pháp tấn công Syria - Nga có Trung Quốc trợ chiến?

Cuộc tấn công của Mỹ, Anh, Pháp sẽ mang lại một nguy cơ đầy rủi ro khi đằng sau “sư tử” Damascus sẽ không chỉ có riêng “gấu” Nga, mà còn có “rồng” Trung Quốc đang tiến vào cuộc chơi ở Syria.

Cuộc tấn công của Mỹ, Anh, Pháp sẽ mang lại một nguy cơ đầy rủi ro khi đằng sau “sư tử” Damascus sẽ không chỉ có riêng “gấu” Nga, mà còn có “rồng” Trung Quốc đang tiến vào cuộc chơi ở Syria.

my goi anh phap tan cong syria nga co trung quoc tro chien
Lực lượng Trung Quốc ngày càng tham gia sâu hơn vào cuộc chiến chống khủng bố ở Syria.

Năm 2012, các phương tiện truyền thông ở Trung Đông từng cảnh báo về khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh giữa một phe là Mỹ và đồng minh phương Tây, một phe là Iran, Nga, Trung Quốc và Syria ở Địa Trung Hải.

Đây sẽ là một trong những cuộc chiến tranh lớn nhất từng được triển khai về quy mô, với sự tham gia của 90.000 quân, 400 máy bay, 1.000 xe tăng và hàng trăm tên lửa.

Mặc dù không có cuộc chiến nào xảy ra vào thời điểm đó, nó đã trở thành tín hiệu cảnh báo Mỹ và các quốc gia phương Tây rằng bốn cường quốc Á-Âu nói trên đang cùng đứng về một hướng ở Syria.

Tờ Asia Times nhận định, các chính trị gia Washington vẫn thường không nhận ra những quyết định của họ ở Trung Đông luôn mang đến sự rủi ro cao, có nguy cơ đi lạc hướng và leo thang xung đột quân sự đi tới một cuộc chiến tranh lớn hơn,

Bằng cuộc tấn công Syria hôm 14/4 với hành động vi phạm chủ quyền an ninh của quốc gia Trung Đông, Tổng thống Donald Trump đang khiến nước Mỹ bị phản đối gay gắt và vô tình tạo điều kiện cho các cường quốc lớn như Nga - và giờ đây sẽ là Trung Quốc – tìm tới bảo vệ cho Chính phủ Syria khỏi mối nguy khủng bố và nguy cơ lật đổ chính quyền.

Lợi ích của Trung Quốc

Theo các nhà phân tích, Trung Quốc có nhiều lý do để vượt khoảng cách địa lý xa xôi, đưa quân đến Syria để bảo vệ những lợi ích thiết thực của mình.

Quân đội Trung Quốc hiện đang triển khai một số đơn vị đặc nhiệm ở Syria nhằm ứng phó trước hàng ngàn chiến binh khủng bố Duy Ngô Nhĩ - mối nguy hiện hữu lớn nhất mà Bắc Kinh lo ngại trong vài năm trở lại đây.

Các nhóm cực đoan này từng phát động một cuộc tấn công vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Kyrgyzstan vào năm 2016. Sau sự kiện trên, các nhà chức trách Bắc Kinh đã lên kế hoạch ngăn chặn nguy cơ khủng bố quay trở lại tấn công lãnh thổ Trung Quốc, cũng như có các động thái bảo vệ an toàn cho công dân và tài sản ở nước ngoài.

Nếu Chính phủ Syria bị lật đổ bởi các cuộc tấn công của quân đội Mỹ và phe đối lập vũ trang, các nhóm khủng bố người Duy Ngô Nhĩ sẽ nghiễm nhiên có một nơi trú ngụ an toàn tại Syria.

Từ đó, nhóm này sẽ tiếp tục được đào tạo và trang bị như một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp hơn để tấn công Trung Quốc và khu tự trị Tân Cương.

Ngoài việc bảo vệ lãnh thổ của mình khỏi các cuộc tấn công, Trung Quốc cũng cần nguồn năng lượng và tiếp cận thị trường từ Trung Đông. Điều này khiến Bắc Kinh càng nghiêm túc hơn trong các kế hoạch triển khai quân ra nước ngoài.

Ngọa hổ tàng long

Trung Quốc và Nga dường như đang gửi tín hiệu cho Mỹ rằng cả hai quốc gia này sẽ không đứng nhìn người bạn của mình lẻ loi khi rơi vào một cuộc xung đột với phương Tây - dù là ở Đông Á hay Địa Trung Hải.

Trong những năm vừa qua, cả hai đã tiến hành các cuộc tập trận chung ở vùng biển Địa Trung Hải, Baltic và Biển Hoa Đông.

Năm 2001, hai nước cũng ký một "hiệp ước hữu nghị" về hỗ trợ lẫn nhau. Dù không phải là hiệp ước quốc phòng, song ai cũng hiểu rằng bản cam kết này cũng mang ý nghĩa gần như tương tự.

Với việc Mỹ gọi tên Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên là “trục ác quỷ” mới trong Chiến lược An ninh Quốc gia của mình; cùng động thái gây áp lực lên Moscow và đe doạ một cuộc chiến tranh thương mại với Bắc Kinh gần đây - điều này có thể thúc đẩy Nga-Trung hướng tới một sự liên kết chặt chẽ hơn.

Các nhà chiến lược Bắc Kinh hiện nay đang đánh giá tình hình “vẫn chưa cần thiết đến mức khiến hai nước phải phản ứng bằng cách hình thành một liên minh”, tuy nhiên, tuyên bố này ngụ ý rằng nếu Washington gia tăng áp lực, kịch bản trên sẽ thành hiện thực - Giáo sư Lyle Goldstein từ trường Hải chiến Mỹ nêu quan điểm.

Ông cho rằng, Moscow và Bắc Kinh đã ký một hiệp định quốc phòng vào năm 1950, việc hướng tới một hiệp định mới sẽ không phải điều khó khăn. Hơn nữa, nếu Trung Quốc không hỗ trợ Nga khi nước này bị tấn công ở Địa Trung Hải, Bắc Kinh cũng sẽ không thể nhận được sự ủng hộ của Moscow ở Đông Á.

Hồi tháng 10/2014, nhà phân tích an ninh Nafeez Ahmed từng dự đoán Nga sẽ tham gia vào cuộc chiến ở Syria nếu phương Tây chuyển nhiệm vụ từ chống khủng bố IS sang lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và thay bằng một chính quyền “nuôi dưỡng”, “xuất khẩu” khủng bố Hồi giáo cực đoan ra toàn thế giới.

Một năm sau, dự đoán trên đã thành hiện thực khi Tổng thống Vladimir Putin chính thức tuyên bố can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến ở Syria, hậu thuẫn cho Tổng thống Bashar al-Assad và thay đổi toàn bộ cục diện nơi đây.

Theo Tiến sĩ Christina Lin, chuyên gia về các mối quan hệ giữa Trung Quốc-Trung Đông/Địa Trung Hải tại đại học SAIS-Johns Hopkins, dự đoán này cũng có thể một lần nữa lặp lại với Trung Quốc khi liên minh Mỹ, Anh, Pháp ra lệnh tấn công Syria vào cuối tuần trước.

Tiến sĩ Lin cho rằng, đằng sau “sư tử” Damascus sẽ không chỉ có riêng “gấu” Nga, mà còn có “rồng” Trung Quốc đang dần dần tiến vào cuộc chơi ở Syria. Cuộc tấn công của Mỹ, Anh, Pháp sẽ mang lại một nguy cơ đầy rủi ro, đó là cuộc chiến tranh quy mô lớn ở Địa Trung Hải.

my goi anh phap tan cong syria nga co trung quoc tro chien Nga chuyển thêm nhiều vũ khí tới Syria

Hai chiến hạm Nga chở theo nhiều xe thiết giáp và khí tài đang tiến về Syria, nhưng có thể không liên quan tới cuộc ...

my goi anh phap tan cong syria nga co trung quoc tro chien Liên quân \'đốt\' 137 triệu USD trong đợt tổng không kích Syria

Mỹ và đồng minh đã tốn hơn 137 triệu USD để phóng 105 quả tên lửa vào Syria, chưa tính chi phí nhiên liệu cho ...

my goi anh phap tan cong syria nga co trung quoc tro chien Tên lửa bị chê \'đầy lỗi\' Mỹ lần đầu sử dụng để không kích Syria

Oanh tạc cơ B-1B phóng 19 tên lửa AGM-158 JASSM vào ba mục tiêu của Syria, đánh dấu lần đầu loại vũ khí này tham ...

/ Người đưa tin