- Tổng thống Nga: Trừng phạt của phương Tây phản tác dụng
- Châu Âu càng tăng trừng phạt Nga, bài toán dầu và khí càng khó giải
Ngành công nghiệp năng lượng được dự báo là mục tiêu trong gói trừng phạt tiếp theo của Mỹ và EU đối với Nga.
Hôm 18/4, Chính phủ Italy cho biết, Mỹ và EU đã đạt được “sự đồng thuận rộng rãi về sự cần thiết phải gia tăng sức ép đối với điện Kremlin” thông qua việc triển khai thêm các biện pháp trừng phạt.
Đồng thời, trong cuộc họp trực tuyến giữa Mỹ và nguyên thủ các quốc gia châu Âu liên quan đến giai đoạn mới nhất của cuộc chiến ở Ukraine, hai bên cũng đã nhất trí về sự cần thiết phải “gia tăng cô lập quốc tế đối với Moskva".
“Chúng tôi sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga một lần nữa”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho hay.
Không rõ chính xác những biện pháp trừng phạt nào được lên kế hoạch, mặc dù ngành năng lượng được dự đoán là mục tiêu khả dĩ nhất. Những người tham gia hội nghị đã đưa ra quan điểm tái khẳng định “cam kết chung trong việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng bằng cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung của Nga".
Châu Âu vẫn tiếp tục mua dầu và khí đốt của Nga do nhiều nước EU không thể tìm nguồn cung để bù đắp cho 40% lượng khí đốt của liên minh này nhập từ Nga.
Mỹ thúc giục EU tham gia cuộc chiến trừng phạt, chống lại ngành năng lượng của Nga với cam kết lấp đầy khoảng trống bằng khí tự nhiên hóa lỏng của Washington - loại nhiên liệu đắt hơn nhiều so với hầu hết các nước châu Âu. Các quốc gia trong khu vực hiện thiếu cơ sở hạ tầng để lưu trữ với số lượng lớn.
Hôm 18/4, Bộ trưởng Kinh tế Pháp, Bruno Le Maire hy vọng sẽ "thuyết phục" các nước trong EU áp đặt lệnh cấm vận hoàn toàn đối với nhập khẩu dầu của Nga, đổ lỗi cho những nước còn do dự. Đức phản đối ý tưởng này, cảnh báo rằng nó sẽ đưa đất nước vào một cuộc suy thoái lớn.
Tuy nhiên, EU lạc quan về khả năng tự loại bỏ khí đốt của Nga, đồng thời tuyên bố rằng họ sẽ có thể cắt giảm 2/3 lượng nhiên liệu tiêu thụ vào cuối năm nay. Theo Ủy ban châu Âu, nhiên liệu thay thế sẽ được nhập từ Mỹ, Na Uy và Azerbaijan. EU hiện chuyển khoảng 850 triệu USD cho Nga mỗi ngày để mua dầu và khí đốt của Moskva.