Các chuyên gia cho hay những căng thẳng gần đây giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang giúp Nga khiến NATO trở nên suy yếu.
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những cường quốc quân sự lớn nhất của khối liên minh NATO, và trong suốt những năm qua, quốc gia này đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động quân sự của Mỹ ở khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, Ankara cũng duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga.
Quan hệ xấu gần đây giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ khiến Ankara gần gũi hơn với Nga.
Một số nhà phân tích phương Tây cảnh báo rằng việc Mỹ “tấn công”, xung đột với Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm này càng khiến Ankara muốn tìm kiếm những người bạn mới, và chắc chắn Nga là một điểm đến tiềm năng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, Nga luôn sẵn sàng lấp đầy khoảng trống mà Washington bỏ lại trong quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Washington áp đặt lệnh trừng phạt đối với giới chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ cũng như mức thuế đối với mặt hàng thép và nhôm của nước này.
Hôm 14/8, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho hay Nga sẽ hỗ trợ thương mại cho Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách sử dụng đồng tiền nội tệ của hai nước này thay vì dùng đồng đô la Mỹ.
“Tôi tin rằng việc lạm dụng nghiêm trọng vai trò của đồng đô la Mỹ với tư cách đồng tiền dự trữ toàn cầu sẽ dẫn tới việc suy yếu vai trò của chính nó”, ông Lavrov cho biết trong chuyến thăm mới đây tới Thổ Nhĩ Kỳ.
“Dù Nga, cũng như Iran, hiện khó có thể giúp đỡ kinh tế cho Thổ Nhĩ Kỳ nhưng các dấu hiệu thể hiện sự ủng hộ của hai nước này là rất quan trọng đối với chiến lược của ông Erdogan nhằm chứng minh cho công chúng Thổ Nhĩ Kỳ thấy rằng Ankara không bị cô lập khi đương đầu với Washington”, Magdalena Kirchner, một chuyên gia phân tích cao cấp chuyên nghiên cứu về Thổ Nhĩ Kỳ tại Conias Risk Intelligence, nói với tạp chí Newsweek.
“Chắc chắn Moscow có thể khai thác cuộc khủng hoảng này theo nhiều cách, ví dụ như kêu gọi tẩy chay iPhone, làm giảm sự hợp tác quân sự Mỹ-Thổ ở căn cứ không quân Incirlik hoặc những căn cứ khác của Mỹ và NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm Washington không có Đại sứ ở đây. Đối với NATO, và với cả các quốc gia đồng minh của họ ở châu Âu, đây là một phép thử đầy áp lực có thể phá hoại niềm tin của họ đối với cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Kirchner nói.
Chuyên gia phương Tây cho rằng việc Mỹ mâu thuẫn với Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian này là cơ hội lớn cho Moscow.
Một số nhà phân tích cho hay, xung đột hiện tại xảy ra do sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ giam giữ mục sư người Mỹ Andrew Brunson từ năm 2016. Nó làm gia tăng khoảng cách giữa Ankara và Washington, đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra xa hơn so với khối liên minh NATO, quá trình vốn dĩ đã diễn ra âm ỉ trong nhiều năm.
Ông Bulent Aliriza, giám đốc chương trình Thổ Nhĩ Kỳ tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Washington DC, cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã phá vỡ trật tự trong NATO vào năm 2016 khi Tổng thống Erdogan tới gặp Tổng thống Nga Putin tại Nga chỉ vài tuần sau một hội nghị thượng đỉnh quan trọng của liên minh.
Trong năm 2016, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã điện đàm với ông Putin 14 lần, trong khi ông chỉ điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump 4 lần, ông Aliriza cho biết.
“Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã có quan hệ với nhau từ rất lâu trước khi diễn ra sự kiện liên quan tới mục sư Brunson. Trường hợp của ông Brunson chỉ là nguyên nhân trực tiếp, “giọt nước tràn ly” khiến đẩy nhanh tiến trình Thổ Nhĩ Kỳ rời xa phương Tây”, ông Aliriza nói với tờ Newsweek.
Tuy nhiên, cuộc chiến với ông Trump có thể là rạn nứt nghiêm trọng nhất giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong thời gian gần đây, chuyên gia nói thêm.
“Sự kiện lần này có khả năng làm lu mờ toàn bộ các cuộc khủng hoảng đã xảy ra trong 40 năm qua. Dường như không có điểm dừng cho chuyện này”, chuyên gia kết luận.
Xem thêm: Syria: Mỹ từ bỏ, “lá bài” người Kurd nhẹ nhàng chuyển sang tay ông Putin
Mấy chàng qua nổi ải mỹ nhân của đoá hồng Thái Lan khả ái này!
Người mẫu ảnh Thái Lan có vẻ đẹp vô cùng khả ái. |
Nhà vận động nữ quyền Mỹ bị cáo buộc quấy rối tình dục sinh viên
Giáo sư Michael Kimmel ở New York bị cáo buộc quấy rối tình dục các nữ sinh và thiên vị nam giới. |
Mỹ hạn chế thị thực cho Campuchia với lý do \'làm suy yếu dân chủ\'
Một số quan chức và công dân Campuchia bị Mỹ hạn chế cấp thị thực vì Washington cho rằng cuộc bầu cử ngày 29/7 "không ... |