Ngày 16.10 tới, Tổng thống Trump phải thông báo cho Quốc hội Mỹ biết đánh giá của chính phủ về việc Iran tuân thủ như thế nào những cam kết trong thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran.
Ngày 16.10 tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump phải thông báo cho Quốc hội Mỹ biết đánh giá của chính phủ về việc Iran tuân thủ như thế nào những cam kết trong thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran.
Thoả thuận này được ký kết năm 2015, tức ở thời chính quyền tiền nhiệm của ông Donald Trump, giữa Iran với Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức. Cứ 90 ngày một lần, ông Trump phải có báo cáo như trên trình Quốc hội. Nếu Chính phủ Mỹ cho rằng, Iran tuân thủ nghiêm chỉnh thoả thuận - như hai lần trước đó - thì Quốc hội Mỹ sẽ không đả động gì đến những biện pháp trừng phạt Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này đã được dỡ bỏ như Mỹ đã cam kết trong thoả thuận.
Nhưng, nếu đánh giá của chính phủ của ông Donald Trump không phải như vậy thì Quốc hội Mỹ trong thời gian 60 ngày sẽ phải quyết định, có áp dụng trở lại các biện pháp trừng phạt hay không.
Quyết định của Quốc hội Mỹ áp dụng trở lại các biện pháp trừng phạt Iran đồng nghĩa với việc Mỹ rút khỏi thoả thuận nói trên. Iran đã tuyên bố ngay lập tức sẽ nối lại chương trình hạt nhân. Khi ấy, việc giải quyết vấn đề này sẽ lại phải bắt đầu từ đầu. Mọi biểu hiện từ phía ông Donald Trump đều cho thấy, người vốn đã không thích thú thoả thuận và luôn coi nó là thoả thuận tồi tệ nhất đối với nước Mỹ, sẽ không xác nhận như hai lần trước đây.
Suy tính của ông Donald Trump ở đây là đẩy trách nhiệm đối với số phận của thoả thuận này về phía Quốc hội Mỹ. Mọi phê phán và áp lực quốc tế sẽ đổ dồn hết về phía Quốc hội, trong khi ông Donald Trump có được cái để tranh thủ được bộ phận cử tri đã ủng hộ mình. Vừa lật ngược được thành tựu đối ngoại quan trọng nhất của người tiền nhiệm lại vừa tạo được hình ảnh kiên định thực hiện cam kết tranh cử.
Nếu Quốc hội Mỹ quyết định huỷ bỏ thoả thuận, ông Donald Trump có cớ và cơ hội tiến hành đàm phán lại với Iran. Lần này không chỉ có về chương trình hạt nhân mà còn cả về chương trình tên lửa của Iran, đồng thời còn nhằm đẩy lùi vai trò và ảnh hưởng của Iran ở vùng Vịnh. Tức là xoá ván cũ để chơi ván bài chính trị quyền lực và địa chiến lược mới ở khu vực này.
Còn nếu Quốc hội Mỹ không lật ngược thoả thuận thì ông Donald Trump vẫn được lợi khi không bị mang tiếng là đã huỷ hoại thoả thuận, thoát khỏi trách nhiệm cứ 90 ngày một lần báo cáo Quốc hội và vẫn có thể áp dụng một số biện pháp trừng phạt lẻ đối với Iran.
Nhưng, dù ông Donald Trump có tính toán thế nào thì cũng đều ẩn chứa hoặc bộc lộ bất đồng quan điểm và xung khắc lợi ích với EU, khuấy động nguy cơ chạy đua hạt nhân ở khu vực và làm cho Mỹ bị sa sút độ tin cậy trong đàm phán ngoại giao cũng như việc giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên trở nên khó khăn hơn.
TT Trump nói tỷ lệ đánh chặn thành công ICBM của Mỹ đạt 97%
Tổng thống Trump mới đây khẳng định tỷ lệ đánh chặn thành công ICBM của tên lửa Mỹ là 97% trong bối cảnh Mỹ và ... |
NATO cảnh báo ông Donald Trump hậu quả thảm khốc về Triều Tiên
Dù cảnh báo Tổng thống Donald Trump hậu quả cuộc chiến với Triều Tiên sẽ rất thảm khốc nhưng NATO thừa nhận Mỹ có quyền ... |
Ông Trump khoe chỉ số IQ cao hơn ngoại trưởng Tillerson
Tổng thống Trump nói rằng nếu quả thật Tillerson có gọi ông là “kẻ ngốc” như truyền thông loan tin, thì hai người nên có ... |
Sự giận dữ của Trump bị cấp dưới ví như \'nồi áp suất\'
Tổng thống Mỹ Trump được cho là đang giận dữ với nhiều vấn đề và quan chức, như nồi áp suất có nguy cơ nổ ... |
https://laodong.vn/the-gioi/muu-cao-vong-nhieu-569993.ldo