Giới quan sát chính trị nhận định, chuyến dừng chân ở châu Á của ông Thaksin và bà Yingluck là dấu hiệu cho thấy đảng Pheu Thai đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử của Thái Lan.
Theo SCMP, ông Thanksin Shinawatra, cựu Thủ tướng Thái Lan dường như vẫn đang nắm giữ ảnh hưởng tới chính trường Thái Lan, đặc biệt là trong cuộc bầu cử tới đây của nước này.
Tuần trước, ông xuất hiện tại Hong Kong và Singapore để gặp gỡ các thành viên trong đảng Pheu Thai. Và đi cùng ông Thaksin còn có người em gái cũng đang phải trốn chạy ra nước ngoài để tránh bản án của Thái Lan, bà Yingluck.
Ông Thaksin (ngoài cùng bên phải) và một thành viên của đảng Pheu Thai trong cuộc gặp trong tháng này.
Sự xuất hiện của hai anh em ông Thaksin ở châu Á khiến giới bình luận chính trị đặt ra nhiều hoài nghi.
Giới quan sát chính trị cho rằng việc tổ chức những cuộc họp gần đây của đảng Pheu Thai, cũng như sự xuất hiện của anh em nhà Shinawatra ở các nước châu Á để gặp gỡ các thành viên của đảng này, có thể là dấu hiệu cho thấy ông Thaksin sẽ giữ vai trò chỉ đạo từ xa cho các hoạt động của đảng này trước cuộc tổng tuyển cử vào đầu năm sau.
Giới quan sát chính trị nhận định, chuyến dừng chân ở châu Á của anh em ông Thaksin là dấu hiệu cho thấy đảng Pheu Thai đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử.
Ông Thaksin được cho là vẫn có tác động lớn đến đảng Pheu Thai mặc dù nhân vật này đang phải sống lưu vong ở nước ngoài để tránh bị luận tội.
Các cuộc gặp gỡ ở Hong Kong và Singapore giữa ông Thaksin và các lãnh đạo Pheu Thai cho thấy đảng này vẫn chịu sự chi phối lớn từ ông Thaksin.
"Cần phải hiểu rằng, "thương hiệu" Thaksin có sức mạnh thế nào đối với những người ủng hộ ông ấy", Patrick Jory, chuyên gia nghiên cứu chính trị tại đại học Queenland (Australia) nhận định.
Ông Thaksin và bà Yingluck.
“Đối với người ủng hộ thuộc tầng lớp lao động, ông ấy vẫn được coi là anh hùng”, ông Patrick Jory cho biết thêm.
Ông Thaksin là Thủ tướng Thái Lan từ năm 2001 đến khi bị phế truất năm 2006. Ông bị cấm tham gia chính trường. Nhân vật này bắt đầu sống lưu vong để tránh bị luận tội.
“Ông ấy không thể tự tranh cử năm 2007 và 2011, nhưng tầm ảnh hưởng của ông ấy vẫn còn. Ít nhất là với đảng của ông ấy”, Duncan McCargo, giáo sư đại học Leeds nhận định.
Việc gặp gỡ các lãnh đạo đảng Pheu Thai của ông Thaksin là nhằm để tăng cường sự đoàn kết, trong bối cảnh có lo ngại rằng chính quyền Thái Lan đang tìm cách chia rẽ đảng này trước tổng tuyển cử.
Ông Thaksin dường như đã nhìn thấy “sự chia rẽ” trong đảng Pheu Thai, Kevin Hewison, một nhà quan sát chính trị Thái Lan nhận định.
“Ông Thaksin yêu cầu các nghị sĩ đoàn kết và không phá vỡ sự đoàn kết đó. Ông ấy yêu cầu các nghị sĩ gặp gỡ cử tri vì cuộc bầu cử đang đến gần”, ông Prayuth Siripanich, một thành viên chủ chốt của Pheu Thai cho biết. Theo lời quan chức này, tuần trước, 10 cựu nghị sĩ của đảng này đã đến Hong Kong để gặp gỡ ông Thaksin.
Trước đó, anh em nhà Shinawatra cũng được cho là có gặp cựu Thủ tướng Thái Lan Somchai Wongsawa. Giới quan sát cho rằng, những cuộc gặp gỡ này có thể là một phần trong kế hoạch của anh em nhà Shinawatra nhằm tập hợp sự ủng hộ cho các hoạt động chính trị.
Dẫu vậy, theo ông Phumtham Wechayachai, Tổng thư kí đảng Pheu Thai, cuộc gặp gỡ giữa các thành viên đảng này với ông Thaksin không liên quan đến chính trị.
Gia đình nhà Shinawatra đã chi phối nền chính trị Thái Lan suốt gần 2 thập kỷ qua và tạo ảnh hưởng lớn đến lực lượng ủng hộ cũng như họ hàng, mặc dù cả hai người đều đang sống lưu vong ở nước ngoài.
Anh em cựu thủ tướng Yingluck xuất hiện tại Singapore
Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra và em gái Yingluck được nhìn thấy đang nói chuyện với một nhóm người không rõ danh tính ... |
Ba cựu Thủ tướng gia tộc Shinawatra mưu tính gì khi gặp gỡ tại Nhật Bản?
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Thaksin Shinawatra và Somchai Wongsawat đã gặp gỡ tại Nhật Bản. |
Giải mã bí mật về hơn 30 tài sản khổng lồ của bà Yingluck bị tịch thu
Hơn 30 tài sản của cựu nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã bị bộ phận thực thi pháp luật nước này tịch thu ... |