Theo giới chuyên môn, nếu ai cũng hát nhạc xưa như cách Oplus đang làm thì sẽ không diễn ra chuyện tranh luận trái chiều về dòng nhạc này
Album "Như mưa ngày nào" của nhóm nhạc Oplus vừa ra đời không chỉ nhận được lời khen ngợi từ giới chuyên môn mà còn chinh phục công chúng yêu nhạc, đặc biệt khán giả yêu nhạc xưa. Những ca khúc nhạc xưa được làm mới trong "Như mưa ngày nào" tạo nên cảm giác dễ chịu cho cả công chúng trung thành với phong cách hát nhạc xưa theo kiểu cũ mà cả lớp khán giả trẻ - những người đang tiếp cận nhạc xưa như một tác phẩm nhạc Việt mới mẻ.
Những lời khen
Oplus vốn theo đuổi dòng nhạc semi classic (bán cổ điển) kén khán giả. Nên khi vừa ra mắt album "Như mưa ngày nào", gồm những bản nhạc xưa quen thuộc với nhiều thế hệ, thậm chí đã thành bất hủ, nhóm Oplus không chỉ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cả giới chuyên môn lẫn công chúng mà còn đạt được những ấn tượng nhất định về doanh thu. Số lượng đặt mua đĩa qua hệ thống online tăng theo từng ngày là một tín hiệu đáng mừng cho dự án tâm huyết của Oplus, đây cũng là điều khiến giới làm nghề bất ngờ vì trong thời đại nhạc số lên ngôi, khán giả ưa chuộng nghe nhạc online, việc thưởng thức đĩa truyền thống không còn thông dụng.
Nhóm Oplus cho biết album "Như mưa ngày nào" của họ được nhóm ấp ủ ý tưởng và thực hiện trong hơn 2 năm. Sản phẩm gồm những bài hát nhạc xưa quen thuộc, có cả một ca khúc boléro, được phối khí mang hơi thở hiện đại, trẻ trung hơn. "Như mưa ngày nào" được tính toán kỹ lưỡng đến chi tiết cho giọng hát của 4 thành viên trong nhóm để mỗi người vẫn phát huy được sở trường của từng giọng hát mà vẫn bảo đảm sự hòa quyện, nhuần nhuyễn.
Ca sĩ Hồng Nhung gọi "Như mưa ngày nào" là sản phẩm âm nhạc của "những chàng trai thời đại". "Các bạn ấy đã cho thấy những góc nhìn khác về những ca khúc xưa quen thuộc. Tôi gọi nhóm là "những chàng trai thời đại" vì các em hát nhạc gì cũng sẽ là những bài hát riêng của mình và mang hơi thở thời đại" - Hồng Nhung nhận xét.
Còn với nhạc sĩ Huy Tuấn thì: "Ngay khi nghe bản demo mà nhạc sĩ Lê Thanh Tâm (nhà sản xuất của "Nếu ai cũng làm nhạc xưa như cách Oplus đang làm thì chuyện mọi người vẫn tranh luận về dòng nhạc này sẽ không có. Các bạn đến với nhạc xưa trong tâm thế rất mới kèm sự chu đáo của nhà sản xuất trong từng nốt nhạc. CD "Như mưa ngày nào" là album nhạc xưa làm mới tôi thích nhất từ trước đến giờ".
Nhóm Oplus trình diễn các ca khúc trong album “Như mưa ngày nào” ở phòng trà Không Tên
Năng lực làm nên sự khác biệt
Nhiều ca sĩ hôm nay đã tìm được nguyên lý tạo nên thành công cho việc làm mới những bản nhạc xưa quen thuộc. Đó là tôn trọng âm nhạc nguyên bản và tạo nên sự khác biệt bằng chính nội lực bản thân.
Việc một giọng ca hip hop, một rapper chọn nhạc Trịnh Công Sơn để thực hiện dự án "Trịnh Contemporary" (nhạc Trịnh đương đại) như cách Hà Lê đang làm đã thu hút sự chú ý của công chúng. Đúng như tên dự án, những ca khúc nhạc Trịnh sẽ thêm vào đó các yếu tố đương đại để tạo sự mới mẻ. Hà Lê cho biết anh muốn kết nối nhiều hình thức nghệ thuật khác để tìm tòi, thử nghiệm nhạc Trịnh Công Sơn như: âm nhạc, điện ảnh, nhạc kịch, vũ đạo, biểu diễn, nhiếp ảnh...
Đức Tuấn tạo nên sự thú vị khi hát nhạc Trần Thiện Thanh theo cách pha trộn khéo léo giữa pop truyền thống, soul và jazz. Những bài hát của Trần Thiện Thanh dù được viết bằng tiết điệu nào, kể cả bài hát đậm âm hưởng dân ca Nam Bộ như "Chiếc áo bà ba" đều được đặt trong không gian âm nhạc hoàn toàn mới, lạ. Nhạc sĩ Lê Thanh Tâm, người theo đuổi tiêu chí dễ nghe khi thực hiện các dự án âm nhạc Đức Tuấn hát Trần Thiện Thanh hay "Như mưa ngày nào" của Oplus đã chứng minh rằng cái lạ sẽ được tìm thấy trong những cái quen. "Người nghe sẽ thấy lạ khi mới bắt đầu nghe nhưng ngay sau đó sẽ lại thấy những gì mình đã quen thấp thoáng trong những bản hòa âm được soạn cầu kỳ theo những phong cách: orchestral, soul, acoustic, jazz, world... Tất nhiên, nó sẽ làm cho các bài hát này đều lạ hơn hẳn so với tất cả phiên bản trước đây nhưng lại không khó nghe, thậm chí có những bài rất "ngọt tai" với phần đàn dây (string section) được soạn rất đẹp, du dương, gợi nhớ tới những album dễ nghe hay mang âm hưởng jazz kết hợp dàn nhạc giao hưởng kinh điển của Natalie Cole hay Diana Krall. Mỗi giọng ca đều có một màu sắc riêng nên 10 ca sĩ hát cùng một bài hát cũng sẽ tạo nên những phiên bản khác nhau. Chúng ta cứ cố nghĩ đến những gì đó thật khác biệt trong khi sự khác biệt nằm ở chính năng lực, sắc màu của từng giọng hát" - nhạc sĩ Lê Thanh Tâm nói.
Làm mới không phải "đập phá"
Thực tế, trào lưu ca sĩ trẻ hát nhạc xưa không mới, cả việc ca sĩ làm mới nhạc xưa cũng không có gì đặc biệt. Những tranh cãi trái chiều xoay quanh chuyện làm mới nhạc xưa của giới chuyên môn cũng không ít. Đã có không ít ý kiến trong giới chuyên môn gọi trào lưu làm mới nhạc xưa là hiện tượng "đập phá nhạc xưa", khi chứng chiến không ít bản nhạc xưa remix hay bị biến tấu trái khoáy trên nền nhạc xập xình; trở nên méo mó bởi sự làm mới bừa bãi, theo ý thích cá nhân của nhiều ca sĩ trẻ. "Nhiều người nhìn nhận sai lầm rằng cứ phải khoác lên ca khúc nhạc xưa những bản hòa âm phối khí thật trúc trắc, hiện đại thì ca khúc sẽ hay hơn. Điều đó chỉ khiến cho ca khúc nhạc xưa trở thành thảm họa mà thôi" - nhạc sĩ Tiến Luân nói. |
NSƯT Mai Hoa: Giọng hát trầm ấn tượng của âm nhạc Việt
Sở hữu giọng hát trầm ấn tượng và đầy truyền cảm, NSƯT Mai Hoa đã để lại trong lòng khán giả, đặc biệt là khán ... |
Sơn Tùng M-TP bị "lật đổ": Nhạc Việt "nóng" từ mạng đến live show
Từ những con số kỷ lục và nhiều cuộc soán ngôi ngoạn mục của nhạc Việt trên YouTube, các nhà tổ chức biểu diễn bắt ... |
Nhạc Việt chưa thể vươn ra thế giới
Thành công của Sơn Tùng M-TP trên thị trường ca nhạc thế giới qua "Hãy trao cho anh" chỉ là thắng lợi về chiến thuật ... |
"Âm nhạc Việt Nam - Những chặng đường" lên sóng truyền hình
Chương trình "Âm nhạc Việt Nam - Những chặng đường" với những bản tình ca bất hủ được phát sóng lúc 16 giờ 25 phút, ... |