Mẹo đổ xăng vừa tiết kiệm vừa tránh gian lận cực chuẩn

Thời gian qua, các phương tiện truyền thông đại chúng không ít lần đưa tin về các vụ việc khách hàng bị nhân viên bán xăng 'móc túi'. Để tránh bị gian lận, mất tiền oan khi đổ xăng, người tiêu dùng cần chú ý một về vài mẹo sau đây.

Để tránh bị gian lận, mất tiền oan khi đổ xăng, người tiêu dùng cần chú ý một về vài mẹo sau đây.

Không mua xăng theo tiền

Hầu hết mọi người đều có thói quen mua xăng theo một số tiền cụ thể, ví dụ như 20.000 đồng, 30.000 đồng, 50.000 đồng hay 80.000 đồng... Với cách mua này, người tiêu dùng rất dễ bị nhân viên cây xăng lợi dụng bằng cách “nhảy số tiền”.

Tức là khi có khách hàng đến trạm xăng và nói số tiền muốn mua, nhân viên bán xăng sẽ đến bơm xăng vào bình cho khách. Sau đó, họ lợi dụng lúc khách hàng không để ý như nhắn tin, gọi điện hay mải nói chuyện với ai..., một nhân viên khác đến trạm bơm và ấn thật nhanh để đồng hồ điện tử nhảy lên số tiền khách muốn đổ.

Trên báo chí, một độc giả tên Quang cũng phản ánh về tình trạng nhân viên bấm “nhảy số tiền” tại cây xăng Thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Anh đề cao cảnh giác nhưng 2 nhân viên bán xăng phối hợp thao tác rất nhanh, anh dự tính mất khoảng 10.000 đồng tiền xăng.

Vì vậy, để tránh bị “móc túi” khi đi đổ xăng, người dùng nên mua theo dung tích như 1lít, 2 lít... tùy thuộc vào bình đựng xăng của xe. Đặc biệt, khách hàng cũng không nên mua xăng vượt quá sức chứa của bình để tránh xăng tràn ra, gây lãng phí.

Nói không với đổ chồng

Khi đi đổ xăng, người dùng cần yêu cầu nhân viên chuyển đồng hồ về “0” trước khi bơm. Đây cũng là một trong những mẹo giúp khách hàng tránh bị gian lận, mất tiền oan.

Một số mẹo đổ xăng giúp bạn không bị nhân viên bán xăng "móc túi".

Chị Lê Hương Thảo là một người từng chia sẻ câu chuyện bị nhân viên “móc túi” khi đi đổ xăng tại một cây xăng ở Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). Theo đó, khi lúi húi mở khóa bình xăng, nhân viên bắt đầu bơm xăng vào bình. Khi chị ngẩng lên nhìn thấy đồng hồ tính tiền đang chạy quá 40.000 đồng. Khi đồng hồ đến 80.000 đồng thì người bán dừng lại.

Cũng ý định thắc mắc nhưng chị lại sợ nhầm lẫn. Đi được một đoạn, kim xăng lên ổn định, chị phát hiện đồng hồ báo xăng của mình chỉ hiện thị số lít xăng ở mức 40.000 đồng. Sau đó, chị quay lại và được nhân viên ngỏ ý trả lại tiền và đổ thêm xăng cho chị.

Để ý bảng điện tử nhảy số tiền

Không ít phản ánh một số nhân viên cây xăng gọi khách hàng ra chỗ khuất tầm nhìn với bảng điện tử để bơm xăng. Khách hàng thường làm theo chỉ dẫn vì một vài lý do cá nhân. Tuy nhiên, đây cũng là một cách mà người tiêu dùng tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên bán xăng trục lợi.

Trong tình huống này, khách hàng cần thẳng thắn yêu cầu nhân viên cho xem bảng điện tử khi đổ xăng. Bằng cách khác, người dùng có thể chọn chỗ dễ quan sát nhất, không cần thiết phải đứng cạnh xe.

Mua tại những cây xăng có nhiều "taxi"

Thực tế, những lái xe taxi, xe tải thường xuyên đi lại nên có kinh nghiệm trong vấn đề xăng dầu hơn. Vì vậy, họ chắc chắn sẽ tìm cây xăng không gian lận để đổ.

Không lo bị “móc túi”, bạn chỉ cần quan sát và để ý một chút sẽ thấy được cây xăng nào tin tưởng vào mua.

Ngoài ra, với những cây xăng lần đầu tiên bạn tới đổ xăng, bạn cũng nên cảnh giác và chú ý nhiều hơn. Nếu có thể, bạn ước lượng cần đi bao nhiêu xăng trong quãng đường tới để mua vừa đủ.

Đặc biệt, những người lái ô tô cần xuống xe mỗi lần đi đổ xăng để tránh bị nhân viên bán xăng gian lận, “móc túi” giữa ban ngày.

Muôn kiểu "bài Nhật" của người Hàn: Không đổ xăng cho xe Nhật, học sinh bất kính với giáo viên Nhật
Đổ xăng đi ô tô, xe máy: Dân sắp chịu thêm 1 loại thuế mới?
Đổ đầy bình xăng, khách nam được nhân viên xinh đẹp hôn tới tấp
/ vietnamnet.vn