Mẫu tên lửa giá rẻ Iran hạ máy bay không người lái 200 triệu USD Mỹ

Iran dùng tổ hợp tên lửa Raad tự phát triển để bắn hạ mẫu UAV tối tân Mỹ đang thử nghiệm để đưa vào biên chế.

Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) hôm qua công bố video lực lượng phòng không nước này bắn hạ trinh sát cơ không người lái (UAV) RQ-4N của hải quân Mỹ, kèm theo bản đồ thể hiện địa điểm xuất phát, đường bay và vị trí máy bay trúng đạn.

Hãng tin Tasnim News của Iran cho biết vũ khí được IRGC sử dụng để bắn hạ UAV Mỹ là tổ hợp phòng không tầm trung Raad (Sấm sét) do Iran tự phát triển. Raad là một trong những khí tài phòng không hiện đại nhất của Tehran, có đặc điểm chiến đấu tương tự hệ thống tên lửa Buk-M2EK do Nga phát triển.

Hệ thống Raad lần đầu ra mắt trong một cuộc duyệt binh ở thủ đô Tehran hồi tháng 9/2012. Nó được Iran phát triển nhằm cải thiện năng lực phòng thủ tầm trung, hỗ trợ hoạt động của hệ thống phòng không tầm xa Bavar 373. Raad bắn thử thành công chỉ sau đó ba tháng trong đợt tập trận quy mô lớn mang tên Velayat 91.

mau ten lua gia re iran ha may bay khong nguoi lai 200 trieu usd my

Tổ hợp Raad ra mắt hồi năm 2012. Ảnh: MEHR News.

Truyền thông Iran tuyên bố Raad có nhiều tính năng vượt trội so với Buk-M2 Nga, chuyên dùng để tiêu diệt tiêm kích, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình và bom thông minh.

Tehran không tiết lộ thành phần chính xác của một tổ hợp Raad. Các xe chiến đấu đều được đặt trên khung gầm bánh lốp nhằm rút ngắn thời gian triển khai và thu hồi trận địa, hạn chế nguy cơ bị tiêu diệt trong đòn phủ đầu hoặc trả đũa của đối phương.

Mỗi xe phóng đạn có thể lắp tối đa ba tên lửa, mang radar dẫn bắn độc lập tương tự hệ thống Buk. Hệ thống này cũng có thể triển khai một đài dẫn bắn quang điện với tầm hoạt động 80 km, bảo đảm khả năng bám bắt mục tiêu trong điều kiện đối phương gây nhiễu nặng.

mau ten lua gia re iran ha may bay khong nguoi lai 200 trieu usd my

Xe nạp đạn kiêm bệ phóng của hệ thống Raad. Ảnh: MEHR News.

Raad có thể sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau, trong đó biến thể nguyên gốc trang bị tên lửa Taer với tầm bắn 50 km và tầm cao 27 km. Các phiên bản hiện đại hơn như Khordad có thể đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách tới 105 km.

Chi phí chế tạo một tổ hợp Raad không được Tehran công bố, nhưng giới chuyên gia đánh giá nó không thua kém tổ hợp Buk-M2EK Nga, với mỗi quả đạn tên lửa có giá gần một triệu USD.

"Đây là mức giá khá rẻ so với nhiều tên lửa phòng không hiện đại ngày nay, nó càng chứng tỏ hiệu quả khi bắn rơi UAV đắt tiền của Mỹ", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận định.

Giới chuyên gia cho rằng Mỹ thiệt hại lớn hơn rất nhiều trong sự cố này, do chiếc RQ-4N bị bắn rơi là một trong 4 nguyên mẫu thử nghiệm cho dòng UAV trinh sát MQ-4C có thể được biên chế trong năm nay.

Theo Amy Zegart, chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli thuộc Đại học Stanford, ước tính mỗi mẫu thử nghiệm RQ-4N có giá lên tới hơn 200 triệu USD, đắt hơn cả tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ và đắt gấp nhiều lần các mẫu UAV khác như Predator hay Reaper. Mẫu UAV này có giá cao vì được trang bị những cảm biến hiện đại nhất để có thể thực hiện hoạt động trinh sát từ độ cao lên tới 18 km, gần gấp đôi trần bay của các máy bay chở khách bình thường.

"UAV này bay rất cao, nên việc người Iran có thể bắn hạ nó cho thấy họ sở hữu năng lực phòng không đáng kể. Nói cách khác, vụ bắn hạ là cách người Iran phát tín hiệu tới Mỹ rằng họ mạnh hơn Washington vẫn tưởng", Zegart nói.

Vũ Anh (Theo IRNA)

mau ten lua gia re iran ha may bay khong nguoi lai 200 trieu usd my Iran công bố hình ảnh đầu tiên về UAV Mỹ bị bắn rơi

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 21-6 công bố những hình ảnh đầu tiên về “chiếc máy bay không người ...

mau ten lua gia re iran ha may bay khong nguoi lai 200 trieu usd my Iran báo động lực lượng ở Syria, đề phòng Mỹ tấn công

Các lực lượng quân sự Iran ở Syria tăng cường cảnh giác, sẵn sàng đối phó nguy cơ bị Mỹ tấn công trả đũa vụ ...

/ https://vnexpress.net