Lấy nhau nhiều năm nhưng không có con vì chồng không có tinh trùng, cuối cùng sau nhiều nỗ lực chạy chữa, can thiệp y học, niềm hạnh phúc vỡ òa cũng đến với vợ chồng anh Đào Ph.K. và chị Vũ Th.P. khi chị mang thai 3 và sinh 2 trai, 1 gái khỏe mạnh
Một cặp vợ chồng có con nhờ can thiệp tại BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội
Tại hội thảo tổng kết “Tuần lễ vàng ươm mầm hạnh phúc 2019” do Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức sáng nay, 4-8, bác sĩ Đinh Hữu Việt, Trưởng khoa Ngoại – Tiết niệu và Nam học của Bệnh viện cho biết, vô sinh nam chiếm khoảng 40% các trường hợp vô sinh hiếm muộn.
Đáng chú ý, trong số các trường hợp vô sinh nam thì nhóm vô sinh do vô tinh (vẫn xuất tinh bình thường nhưng không có tinh trùng trong tinh dịch) chiếm từ 10-15% và đang có xu hướng gia tăng. Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, gồm: đường dẫn bị tắc hoặc không có đường dẫn; tinh hoàn sản xuất kém hoặc không sản xuất tinh trùng.
Theo bác sĩ Việt, với những trường hợp vô tinh do đường dẫn tinh bị tắc thì chỉ cần mổ vi phẫu cắt bỏ đoạn tắc và nối lại ống dẫn tinh, mào tinh. Còn với trường hợp vô tinh do tinh hoàn sản xuất kém thì phức tạp hơn nhiều, phương pháp mổ vi phẫu tóm từng con tinh trùng (Micro TESE) là cứu cánh cuối cùng.
Sau 23 năm lấy nhau, cặp vợ chồng ở Yên Bái lần đầu có con nhờ được can thiệp bằng kỹ thuật Micro TESE
Bác sĩ Việt nhấn mạnh, trước đây, nếu người đàn ông bị vô tinh, thường do tinh hoàn tổn thương hoặc bị teo nhỏ, thì cơ hội có con bằng chính tinh trùng của mình gần bằng 0. Thế nhưng gần đây, kỹ thuật mổ vi phẫu Micro TESE – tức vi phẫu tìm từng tinh trùng từ mô tinh hoàn được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội áp dụng thành công đã đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
Vừa qua, khá nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn do nguyên nhân từ phía người chồng đã được can thiệp thành công nhờ kỹ thuật này. Điển hình như trường hợp của anh Đào Ph.K. – Vũ T.Ph. mang thai 3, sinh 2 trai 1 gái khỏe mạnh nhờ kỹ thuật Micro TESE sau nhiều năm chữa vô sinh, hay trường hợp của gia đình anh Hoàng Văn Duy - chị Nguyễn Thị Hằng, gia đình anh Thanh chị Phượng (ở Bắc Giang)…
“Nhiều bệnh nhân trước đó từng đi xét nghiệm nhiều nơi và không thấy con tinh trùng nào cả. Họ gần như đã tuyệt vọng. Nhưng khi dùng phương pháp Micro TESE, chúng tôi lại tìm thấy tinh trùng và chính bệnh nhân cũng được nhìn thấy tinh trùng của mình. Khoảng 200 bệnh nhân mổ Micro TESE tìm tinh trùng tại bệnh viện thì có khoảng trên 50% tìm thấy tinh trùng” – bác sĩ Việt cho biết.
Cũng tại hội thảo, BSCKII Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, hiện nay tỷ lệ thành công khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tại nước ta khá cao, từ 50-60%. Tuy vậy, điều này cũng đồng nghĩa với việc có nhiều trường hợp mà y học không thể can thiệp.
Vịt cao su ở Trung Quốc chứa chất gây vô sinh Nhiều con vịt cao su và đồ chơi bán trực tuyến ở Trung Quốc bị phát hiện có hàm lượng quá cao chất gây hại ... |
Xét nghiệm ADN, cô gái không ngờ bác sĩ chữa vô sinh mới là bố ruột Cô gái người Mỹ không thể ngờ bác sĩ thụ tinh nhân tạo cho mẹ mình năm xưa mới chính là người có quan hệ ... |
Ám ảnh nhan sắc khiến Hoàng hậu đẹp nhất Trung Hoa bị vô sinh Muốn có được sự sủng ái của Hoàng đế thì phải giữ được sắc đẹp. Nhưng ám ảnh về vẻ đẹp ngoại hình và cố ... |
Sau tai nạn bị vô sinh, chồng bất ngờ "giới thiệu" con riêng Thắng nói tùy ở quyết định của tôi. Nếu trong thâm tâm tôi không sẵn sàng, anh vẫn giải phóng cho tôi và đón cháu ... |