Gián có khả năng tiến hóa theo thời gian để kháng lại thuốc diệt côn trùng nên rất khó loại bỏ, gây nhiều dịch bệnh.
Theo các nhà khoa học, gián là sinh vật "vô cùng cứng đầu". Cũng giống như các loại vi khuẩn có thể tiến hóa và phát triển mạnh hơn để kháng lại kháng sinh, gián có khả năng tương tự để miễn nhiễm với thuốc diệt côn trùng. Đặc biệt loài gián Đức có khả năng gây hại cao và kháng lại hầu hết loại thuốc diệt gián, có thể gây nên những dịch bệnh và rất khó kiểm soát.
Michael Scharf, nhà côn trùng học tại Đại học Purdue, Mỹ, cho biết bụi từ gián có thể trở thành một chất gây dị ứng và kích hoạt các triệu chứng hen suyễn, giống như cách chuột lang mang mầm bệnh salmonella và E.coli truyền cho con người
Làm thế nào để một con gián có khả năng kháng độc? Một số loài gián bẩm sinh có khả năng kháng lại vài loại hóa chất, chúng sinh nở để di truyền cho các thế hệ tiếp theo, lâu dần trở thành một nhóm gián lớn có khả năng miễn nhiễm với chất độc từ thuốc diệt côn trùng. Vấn nạn này đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 1950. Các nhà khoa học đang tìm cách để con người đối phó với loài gián mạnh mẽ này và giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn dị ứng liên quan đến chúng.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm ba loại thuốc diệt côn trùng trên những con gián nhưng kết quả mang lại đều không hiệu quả. Số lượng gián trên thế giới vẫn đang tiếp tục tăng. Cuối cùng các nhà khoa học cho rằng loại bỏ gián bằng cách vật lý thông thường là giải pháp ổn hơn về lâu dài. Bạn có thể sử dụng máy hút bụi, đặt bẫy dính và giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh để giảm sự sinh sôi của gián.
Câu đố mẹo đơn giản nhưng 98% người nhầm |
Cảnh sát tiết lộ hung khí khiến Nhậm Đạt Hoa bị đâm suýt thủng dạ dày |
Hàng Trung Quốc nhập về Việt Nam đã ghi sẵn 'Made in Vietnam' |