Thời gian phóng vệ tinh sẽ chuyển sang thứ Sáu lúc 7h50 (giờ Hà Nội) ngày 18/1, lùi một ngày so với dự kiến ban đầu.
Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) vừa phát đi thông báo về việc thay đổi thời gian phóng vệ tinh MicroDragon của Việt Nam và 6 vệ tinh khác của Nhật Bản. Nguyên nhân do thời tiết xấu, nhiều mây vào đúng ngày dự kiến phóng là 17/1.
Thời gian phóng vệ tinh vẫn là 7h50 (giờ Hà Nội) nhưng lùi lại một ngày (18/1). Theo đó kế hoạch trình diễn và ra mắt sơ bộ sự kiện phóng vệ tinh cũng chuyển sang ngày 19/1.
Tên lửa Epsilon số 4 mang theo 7 vệ tinh thử nghiệm công nghệ sẵn sàng vào quỹ đạo. Ảnh: Jaxa. |
Hiện vệ tinh MicroDragon (50 kg) của Việt Nam cùng 6 vệ tinh khác của Nhật Bản đã được lắp đặt vào tên lửa Epsilon số 4 tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura, Nhật Bản. Các hoạt động thử nghiệm, kiểm tra đã được chuyên gia rà soát, sẵn sàng cho kế hoạch bay vào quỹ đạo của vệ tinh.
Trạm mặt đất tại Nhật Bản cũng được thiết lập, sẵn sàng cho việc vận hành, phân tích dữ liệu từ vệ tinh.
Khối nhiệm vụ chính của vệ tinh MicroDragon được thiết kế phục vụ cho việc nghiên cứu, quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.
Theo đó vệ tinh sử dụng hệ 2 máy ảnh đa phổ với bộ lọc tinh thể lỏng có thể điều chỉnh (LCTF) có thể chụp được ở 2 dải phổ, ánh sáng khả kiến (bước sóng từ 412 nm đến 740 nm) và cận hồng ngoại (bước sóng từ 730 nm đến 1026 nm), ảnh độ phân giải mặt đất tốt nhất là 78 m, kích thước ảnh khoảng 36×48 km khi vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo 511km.
Vệ tinh MicroDragon được phát triển bởi 36 học viên là các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đang theo học tại Nhật Bản dưới sự đào tạo và hướng dẫn của các giáo sư, chuyên gia trong trường từ năm 2013 - 2017.
Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam được chế tạo thế nào
Vệ tinh do 36 kỹ sư của Việt Nam chế tạo dưới sự hướng dẫn của Nhật Bản sắp được phóng lên không gian, hiện ... |