Khi lũ lụt ở Trung Quốc lên mức kỷ lục tại nhiều khu vực ở miền trung và nam Trung Quốc, video lan truyền trên mạng hôm 14.7 cho thấy một ngôi đền cổ 700 tuổi vững vàng giữa dòng nước lũ sông Dương Tử.
Video đền Quan Âm của Trung Quốc bị nước lũ bủa vây hoàn toàn được đăng tải trên mạng hôm 14.7 thu hút sự quan tâm của công chúng.
Đền Quan Âm ở thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc, cách Vũ Hán khoảng 80km về phía hạ lưu.
Video cho thấy nước lũ sông Dương Tử đã dâng cao đến mức mọi cấu trúc trong tầm mắt đều bị nhấn chìm ngoại trừ ngôi đền cổ, theo Taiwan News.
Đền Quan Âm hơn 700 tuổi trong nước lũ năm 2020 và khi bình thường. Ảnh: Taiwan News. |
Đền Quan Âm được xây dựng trên mỏm một đảo đá ở ven sông và đã vững vàng suốt nhiều thế kỷ bất chấp lũ lụt, trong đó có các trận lụt gần đây nhất là đại hồng thủy năm 1998 và lũ lụt năm 2017.
Hình ảnh và video về lũ lụt ở Trung Quốc năm 2017 cho thấy, đền Quan Âm vẫn vững vàng dù nước dâng rất cao. Trong khi xung quanh hoàn toàn bị nhấn chìm trong nước lũ, ngôi đền vẫn nguyên vẹn và bên trong cũng không hề bị ảnh hưởng gì.
Khi đó, cư dân mạng xã hội Weibo đã sửng sốt vì hình ảnh này. Nhiều người khen ngợi sự vững vàng của ngôi đền cổ.
"Ngôi đền này phải được bảo vệ. Chúng ta đang mất những ngôi đền rồi" - một cư dân mạng bình luận. Một người khác cho biết: "Cấu trúc này thật vững chãi. Người xưa đúng là những kiến trúc sư xuất sắc".
Daily Mail cho biết, đền Quan Âm có từ thời nhà Tống, có khả năng được xây dựng từ năm 960 đến năm 1279 sau Công nguyên. Kể từ đó, đền đã qua các đợt cải tạo từ 1644 đến 1911.
Các chuyên gia cho biết, trong suốt thời gian tồn tại, ngôi đền cổ của Trung Quốc đã vượt qua được nhiều trận lụt lớn.
Đền Quan Âm trong trận lụt ở Trung Quốc năm 2017. Ảnh: Daily Mail. |
Hải Anh
Lũ lớn di chuyển về phía đông, cư dân dọc sông Dương Tử khốn đốn
Lũ lụt dọc theo sông Dương Tử do những cơn mưa xối xả gây ra, khiến gần 300.000 người phải sơ tán, nhiều nhà cửa ... |
Đập Tam Hiệp có thể chịu được trận lũ lớn cỡ nào?
Năm 2010, đập Tam Hiệp đối mặt với nhiệm vụ kiểm soát lũ khi dòng chảy đạt đỉnh 70.000 mét khối mỗi giây, nhiều hơn ... |