Ông Huân cho rằng, việc hàng loạt nhà nghỉ trong vùng lõi di sản Tràng An mọc lên trong thời gian mình đương chức là để đáp ứng nhu cầu.
Ngày 14/1/2018, trao đổi với Đất Việt, ông Vũ Văn Huân - nguyên Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư, Ninh Bình thừa nhận 20 nhà nghỉ bị cho là trái phép được xây dựng trong vùng lõi di sản Tràng An mà Sở Du lịch Ninh Bình mới công bố được xây dựng trong thời gian mình làm quản lý.
"Trong số 20 công trình đó thì có cái được phép, có cái thì không. Khu đó là liên huyện, trước sức ép của dân và vấn đề cung cầu nên để cho dân người ta làm. Hơn nữa đây là vấn đề của BQL Quần thể danh thắng Tràng An nên không thể nắm hết được" - ông Huân nói.
Một trong những nhà nghỉ xâm phạm lõi di sản Tràng An - Ninh Bình.
Trong khi đó, ông Bùi Thành Đông, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình cho biết: "Các nhà nghỉ, khách sạn vi phạm do người dân địa phương tự cải tạo nhà cửa dựng lên trong năm 2018. Chúng tôi đã nhiều lần cảnh báo và Ban Quản lý danh thắng Tràng An đã lập biên bản nhưng những hộ dân này vẫn tự ý xây dựng".
Tuy nhiên, theo vị này, trách nhiệm xử phạt và tháo dỡ các công trình này thuộc về chính quyền huyện, xã.
Ông Đông cảnh báo, những cơ sở lưu trú này không được địa phương cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, chứng nhận phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm.
"Vì vậy, để đảm bảo an toàn, du khách không nên sử dụng dịch vụ của các nhà nghỉ, khách sạn này để tránh rủi ro", ông Đông nói.
Theo khảo sát của Đất Việt vào ngày 14/1/2019, các nhà nghỉ trái phép này vẫn hoạt động bình thường, sẵn sàng nhận khách đến nghỉ dưỡng bất cứ lúc nào. Trước những nghi ngại về thông tin mà cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình đưa ra, các chủ cơ sở nghỉ dưỡng đều khẳng định "yên tâm".
Sở Du lịch Ninh Bình cảnh báo, chủ cơ sở vi phạm vẫn khẳng định "yên tâm".
Liên hệ với một chủ cơ sở nghỉ dưỡng trái phép, báo Đất Việt nhận được câu hỏi ngược lại: "Nếu không được sự đồng ý của chính quyền địa phương, đơn vị quản lý thì sao một công trình lớn, xây dựng trong thời gian dài lại có thể được xây dựng?".
Từ đó, chủ cơ sở này cho hay: "Nếu em có nhu cầu đặt phòng thì cứ yên tâm, không sợ đưa cả gia đình đi nghỉ, ở đây mà bị cơ quan chức năng đuổi đi đâu. Anh cũng chưa nhận được quyết định phá dỡ hay buộc phải dừng đón tiếp khách nên vẫn hoạt động bình thường, ngày nào chả có khách đến nghỉ dưỡng...".
Chủ một cơ sở khác cũng có lời khẳng định tương tự. "Nếu không được xây dựng thì làm sao có thể tồn tại được một thời gian dài như vậy. Ngày thường cũng có khác lui tới nhưng chủ yếu là người ngoại quốc còn cuối tuần thì chủ yếu là người Việt Nam đến sử dụng dịch vụ. Không những thế, chúng tôi còn nhận tổ chức đi tour nếu khách có nhu cầu...
Việc này cơ quan chức năng biết hết và cho phép, không thì làm sao mà kinh doanh như vậy được" - chu cơ sở này nói.
Doanh nghiệp xin gia hạn tháo dỡ cầu xuyên lõi Tràng An
Quá thời hạn, doanh nghiệp xây cầu trái phép xuyên lõi Tràng An chỉ tháo dỡ khoảng 30% công trình. Đơn vị này đã có ... |
Cần cưỡng chế phá dỡ công trình sai phạm tại Tràng An
Theo GS Đặng Văn Bài, trước việc công trình cầu xuyên lõi xây dựng trái phép trong di sản Tràng An bị phá dỡ chậm ... |
Mới tháo dỡ được 40 m lan can cầu xuyên lõi Tràng An sau nửa tháng
Việc tháo dỡ công trình cầu không phép có chiều dài 510 m với hơn 900 bậc thang xuyên lõi di sản Tràng An (Ninh ... |