Cần cưỡng chế phá dỡ công trình sai phạm tại Tràng An

Theo GS Đặng Văn Bài, trước việc công trình cầu xuyên lõi xây dựng trái phép trong di sản Tràng An bị phá dỡ chậm trễ, các cơ quan chức năng cần áp dụng biện pháp cưỡng chế mạnh mẽ.

can cuong che pha do cong trinh sai pham tai trang an

Chia sẻ

Cầu xây dựng trái phép tại Tràng An.

Công tác phá dỡ cầu xuyên vùng lõi trái phép tại Tràng An được cho là “giậm chân tại chỗ” khi đã quá thời hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa tiến hành. Điều này đang khiến dư luận bức xúc.

Trao đổi với PV Lao Động, GS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng, đã đến lúc cần áp dụng giải pháp cưỡng chế đối với công trình này.

“Việc cưỡng chế nếu được giao cho một đơn vị xây dựng chuyên nghiệp, họ sẽ biết cách phá dỡ một cách hợp lý và không làm ảnh hưởng nhiều đến công trình di sản”, chuyên gia di sản cho biết.

GS Đặng Văn Bài cũng bày tỏ thái độ bức xúc đối với sự “chậm trễ” của chủ đầu tư công trình trái phép. “Việc phá dỡ theo tôi được biết là sẽ được thực hiện và hoàn thành trước kỳ họp thường niên của Ủy ban Di sản Thế giới diễn ra vào cuối tháng 6, đầu tháng 7.2018. Kỳ họp này có sự tham gia của Việt Nam. Nhưng đến thời điểm này vẫn chưa đâu vào đâu thì làm sao có thể đúng theo tiến độ như cam kết được. Việc tháo dỡ không đúng tiến độ, không đúng theo cam kết thì việc báo cáo trước Ủy ban Di sản thế giới sẽ khó khăn”, ông nói.

can cuong che pha do cong trinh sai pham tai trang an
Công trình trái phép nhìn từ trên cao.

Trước đó, sau khi thừa nhận sai phạm khi xây dựng cầu xuyên vùng lõi trong di sản Tràng An mà chưa nhận được sự cho phép của chính quyền, ngày 30.3 Công ty CP Du lịch Tràng An (có trụ sở thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình), chủ đầu tư công trình trái phép đã cam kết tự nguyện tiến hành tháo dỡ công trình trên núi Cái Hạ (vùng lõi Di sản thế giới Tràng An).

Theo yêu cầu, việc tháo dỡ công trình phải tiến hành cẩn trọng, tỉ mỉ để đảm bảo các yếu tố: An toàn lao động, bảo vệ cảnh quan môi trường và không làm tác động đến hiện trạng khu vực. Dự kiến, công trình sẽ tháo dỡ xong trước ngày 30.4.2018.

Tuy nhiên, công tác thực hiện tháo dỡ công trình xây dựng của doanh nghiệp được đánh giá là quá chậm.

Trao đổi với báo chí, đại diện chính quyền huyện Hoa Lư (Ninh Bình) xác nhận, tính đến hết ngày 30.4, Công ty CP du lịch Tràng An vẫn chưa tháo dỡ được 20% công trình.

can cuong che pha do cong trinh sai pham tai trang an
Công tác phá dỡ được cho là "giậm chân tại chỗ".

Cầu bê tông xuyên vùng lõi được xem là một công trình “khủng” với quy mô lớn đã ngang nhiên mọc lên không phép trong khu di sản Tràng An. Chủ xây dựng là Công ty CP Du lịch Tràng An do ông Nguyễn Văn Son làm giám đốc đã tự ý khoan một phần núi Cái Hạ để dựng cột bê tông, xây bậc thang lên xuống đỉnh núi. Công trình này chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Dự án được Cty xây dựng gọi là "đường lên đỉnh Huyền Vũ", hoàn thành và đưa vào khai thác trong nhiều tháng.

can cuong che pha do cong trinh sai pham tai trang an Tháo dỡ công trình trong lõi Tràng An: Loay hoay vì thiếu...thợ?

Việc tháo dỡ công trình trên núi cái Hạ sau 1 tháng vẫn chưa hoàn thành như cam kết của doanh nghiệp vì thợ chỉ ...

can cuong che pha do cong trinh sai pham tai trang an Tháo dỡ kiểu “rùa bò” công trình xâm hại danh thắng Tràng An

Dù đã quá hạn tự nguyện tháo dỡ công trình xây dựng trái phép xâm hại di sản thế giới Tràng An (Ninh Bình), tuy ...

can cuong che pha do cong trinh sai pham tai trang an Tiến độ tháo dỡ “dậm chân tại chỗ” tại công trình trái phép trong khu vực Tràng An cổ

Sau 30 ngày thực hiện tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trên núi Cái Hạ theo cam kết của doanh nghiệp, mọi việc ...

/ https://laodong.vn