Bỉm và sữa bột là hai mặt hàng thiết yếu, tuy nhiên, những thông tin về sữa bột giả, bỉm giả gây vô sinh,... đã làm người tiêu dùng hoang mang.
Chị Thanh (Ba Đình, Hà Nội) cho biết mỗi tháng, con gái chị dùng khoảng 2,5-3 bịch bỉm quần. Giai đoạn trước chị thường hay mua bỉm cho con tại cửa hàng tạp hoá gần nhà nhưng từ khi có thông tin bỉm giả Trung Quốc bị “hô biến” thành bỉm chính hãng, chị chuyển sang mua tại các chuỗi cửa hàng uy tín dù giá cả có cao hơn một chút.
“Đắt hơn nhưng được cái yên tâm hơn. Thời buổi này không biết đâu mà lần, thật giả lẫn lộn lắm”, chị than phiền.
Trong năm ngoái, báo chí đưa tin một cơ sở sản xuất bỉm trẻ em không có giấy phép tại Gia Lâm, Hà Nội đã có hành vi đóng gói một lượng lớn bỉm trẻ em giả. Cụ thể, đơn vị này đã mua bỉm Trung Quốc chỉ với giá 51 nghìn đồng/túi; mỗi túi chứa 20 chiếc bỉm để về đóng gói, giả nhãn hiệu Bobby sau đó bán kiếm lời.
Hay hồi tháng 1 vừa qua, công an Hải Phòng bắt hơn 21 tấn sữa bột nhập khẩu trái phép từ New Zealand về thành phổ cảng. lô hàng trong container trên là sữa bột, đóng trong các túi, loại 1 kg/túi, ghi nhãn mác “Made in New Zealand”.
Việc sử dụng các sản phẩm bỉm, sữa giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ.
Theo nhiều chuyên gia, bỉm giả thường có độ hút kém, không đạt tiêu chuẩn khử trùng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trên làn da vốn nhạy cảm của trẻ em. Từ đó, bỉm giả gây thấm ngược lại vùng da, gây mầm bệnh ngoài da cũng như các tổn thương khác ở vùng sinh dục, dẫn đến đái buốt, viêm hạch bẹn…
Riêng với các sản phẩm sữa bột giả, tác hại này nghiêm trọng hơn bởi với nhiều trẻ em, sữa bột có thể là nguồn dinh dưỡng chính. Với trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt dưới 6 tháng mà sử dụng loại sữa giả này sẽ bị còi cọc, cơ thể giảm miễn dịch, dễ bị nhiễm trùng… lâu dài sẽ dẫn đến suy gan, suy thận.
Do đó, để tránh mua phải các sản phẩm bỉm sữa giả, các chuyên gia khuyên mỗi phụ huynh nên tự trang bị kiến thức phân biệt hàng thật, hàng giả qua việc quan sát kỹ bao bì phía ngoài, quan sát mã vạch xem hàng có xuất xứ từ đâu, để ý tới ngày sản xuất và hạn sử dụng,...Ngoài ra cần tìm hiểu rõ nguồn gốc/xuất xứ của các dịch vụ/sản phẩm trước khi mua; ưu tiên lựa chọn sản phẩm tại các đơn vị cung cấp uy tính, đã có chỗ đứng lâu năm trên thị trường.
Chị Hằng (Đội Cấn, Hà Nội) tiết lộ, chị hay đặt mua online qua Bibo Mart vì đơn vị này có hệ thống bán hàng rộng khắp. Đặc biệt gần đây, sau khi Bibo Mart nhận chứng chỉ an toàn “3 không” (không hàng giả hàng nhái, không có sản phẩm nguồn gốc thiếu rõ ràng, không vị phạm quyền sở hữu trí tuệ) chị lại càng cảm thấy tin tưởng.
Bánh kẹo trôi nổi tiếp tục "làm loạn" thị trường Tết Nguyên đán
Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 sắp đến, thị trường bánh kẹo bắt đầu tăng nhiệt, mặt hàng bánh kẹo trôi nổi, không rõ nguồn ... |