Lộ 94 GS, PGS chưa đủ chuẩn, đã hết chưa?

(Người Việt) - Thông tin được cung cấp tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ: Có 94 người chưa đủ tiêu chuẩn vẫn được phong Giáo sư, Phó Giáo sư.

lo 94 gs pgs chua du chuan da het chua

Số giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) được phong năm 2017 lên tới 1.226 người, tăng 74,6% so với năm 2016. Đồ họa: Zing

Câu chuyện về việc năm nay “được mùa” giáo sư, phó giáo sư khi số lượng người được phong tặng danh hiệu tăng đột biến khiến cho dư luận bàn tán xôn xao suốt vài tháng nay. Thủ tướng đã vào cuộc, yêu cầu ra soát lại để tìm ra những trường hợp chưa xứng đáng. Và kết quả thật bất ngờ.

Trong cuộc họp báo Chính phủ vào chiều 1.3, Bộ trưởng kiêm người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin: "Vừa qua khi có danh sách 1.226 người được công nhận giáo sư, phó giáo sư, Thủ tướng đã chỉ đạo Hội đồng chức danh rà soát lại danh sách này. Hôm nay Bộ GD-ĐT đã có báo cáo bước đầu, trong đó có 94 ứng viên chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn như thiếu giờ giảng, thiếu bài báo nghiên cứu khoa học".

"Hội đồng phải tiếp tục rà soát nghiêm túc. Ngay cả giáo sư có báo cáo giảng dạy thì giảng ở đâu, lúc nào, có hợp đồng giảng dạy không? Ngoại ngữ đạt trình độ nào, có giao tiếp được không? Thủ tướng biết hết. Thủ tướng yêu cầu tới đây tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ thì Bộ GD-ĐT phải báo cáo cụ thể vấn đề này".

Vậy là đã rõ, điều dư luận nghi ngờ đã thành sự thật. Mới chỉ rà soát sơ bộ, báo cáo bước đầu đã tìm ra 94 ứng viên chưa đủ điều kiện vẫn được công nhận danh hiệu giáo sư, phó giáo sư. Điều này chứng tỏ, hoặc là có “tiêu cực” trong đợt phong danh hiệu này, hoặc là các vị trong hội đồng phong chức danh năng lực kém, để lọt đến gần 100 trường hợp chưa đủ điều kiện.

Giờ đây, các ứng viên thiếu tiêu chuẩn này hẳn như đang ngồi trên đống lửa, như có ai đốt gan đốt ruột. Khổ, vừa mới hôm nào có tên trong danh sách, tin mừng loang ra, bao nhiêu người chúc tụng xôn xao, giờ lại có tin dữ là chưa đạt tiêu chuẩn, phải bị “tước danh hiệu” thì còn mặt mũi nào?

Cái bệnh háo danh vị, háo thành tích nó in sâu vào não của một bộ phận các nhà trí thức xứ ta, cộng với việc nếu có thêm chức danh, việc bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo sẽ dễ hơn, thành thử ai cũng nháo nhác lên kiếm cho bằng được một cái học hàm đặng thẳng đường thăng tiến.

Nếu như bỏ hẳn tiêu chuẩn có học hàm, học vị ra khỏi các tiêu chí xét duyệt để cất nhắc chức vụ, hẳn số lượng giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ nước ta sẽ về đúng vị trí, không bị ảo như hiện nay. Ở nước ngoài, một vị bộ trưởng cũng chỉ có bằng cử nhân, nội các Nhật Bản cũng không có quá nhiều tiến sĩ, giáo sư, nhưng đất nước họ vẫn hùng mạnh, phát triển.

Số lượng giáo sư, tiến sĩ không tỷ lệ thuận với các phát minh, sáng chế, các công trình nghiên cứu khoa học, tất cả chỉ là những cái danh hão xưng lên nghe choang choang nhưng không có đóng góp gì cho kho tàng tri thức nhân loại. Đó là thực tế mà chúng ta phải nhìn nhận từ phong trào “lạm phát” giáo sư, phó giáo sư ở nước ta.

Vấn đề là không hiểu con số 94 vị chưa đủ tiêu chuẩn kia đã dừng lại chưa? Hay càng ra soát kỹ thì càng ra nhiều nữa? Giáo sư, phó giáo sư là những người thầy, họ có trách nhiệm hướng dẫn cho các luận án tiến sĩ, vậy mà những ông thầy này lại còn gian dối đến như vậy, thử hỏi chúng ta còn biết trông mong vào đâu?

Việc rà soát lại danh sách giáo sư, phó giáo sư được phong tặng lần này không chỉ là chuyện tìm ra những người chưa đạt tiêu chuẩn, sẽ tốt hơn nếu nó trở thành liều thuốc đắng, chữa căn bệnh giả dối, bệnh ảo, bệnh thành tích của ngành giáo dục.

lo 94 gs pgs chua du chuan da het chua 94 ứng viên bị loại khỏi đợt xét tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư

Thủ tướng yêu cầu làm rõ thêm những ứng viên đủ giờ giảng thì giảng ở đâu, thỉnh giảng hợp đồng thế nào, khả năng ...

lo 94 gs pgs chua du chuan da het chua 94 hồ sơ công nhận giáo sư chưa đủ điều kiện

Bộ GD&ĐT đã báo cáo Thủ tướng về công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Trong đó, 94 ứng viên chưa ...

/ http://baodatviet.vn