Để giải tỏa kỷ lục “đoạn đường 8km đi mất 6h đồng hồ”, TPHCM có thể tính di dời, nhưng câu chuyện "1km2 cõng ngàn căn hộ” ở Hà Nội thì lại hoàn toàn không dễ, nếu như không nói là bế tắc.
chuống ùn tắc
Với tốc độ bình quân 5km/h, một người đi bộ sẽ cần hơn 1,5 giờ để vượt qua quãng đường 8km qua quận 2 để tới cảng Cát Lái, TPHCM. Tuy nhiên, các hãng vận tải thì đang “khóc” khi các xe container hàng hoá đang cần tới 6 giờ đồng hồ. Nguyên do muôn thủa: Vì tắc nghẽn giao thông. 6 giờ để đi quãng đường 8km, một kỷ lục buồn, hoặc bị thảm, chắc leo Everest cũng chỉ đến thế là cùng.
Nhưng kỷ lục này chắc chắn sẽ không chỉ thảm hại đến như vậy, bởi với tốc độ đô thị hoá như hiện tại, các chuyên gia tính toán chỉ 5 năm nữa, Cát Lái sẽ như một cái cảng giữa đô thị. Và khi ấy, người ta chắc chỉ có thể nhúc nhích và nhìn về thông số “6 giờ cho 8km” như một mơ ước của ngày xưa.
Ở thủ đô, dù bến xe Kim Mã được di dời ra Mỹ Đình để... chống ùn tắc. Và rồi đến lượt Mỹ Đình ùn tắc suốt ngày, bất kể giờ giấc.
Người ta vừa tính toán, ngay xung quanh bến xe Mỹ Đình, có hàng chục các khu chung cư chọc trời đang mọc lên với cả ngàn căn hộ/km2. Tốc độ đô thị hoá đang biến cả khu vực Mỹ Đình như một điểm đen ùn tắc khổng lồ. Tắc tịt ở đầu đại lộ Thăng Long, tắc đường trên cao và đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, thật bi thảm cho 2 chữ cao tốc, trở thành một con đường làng bị nêm cứng bởi “thập cẩm” các loại phương tiện.
Chúng ta vẫn lý thuyết về sự đồng bộ giữa hạ tầng dân cư và hạ tầng giao thông. Nhưng từ 5-7 năm trước, các kiến trúc sư đã đúng khi dự báo, chẳng hạn chỉ cần toà nhà Keangnam đi vào hoạt động thôi, toàn bộ khu vực vành đai 3 sẽ trở thành “đường nội bộ”. Giờ đây, mỗi kilomet vuông có thêm một “toà nhà Keangnam” xét về quy mô dân số, trong khi đó, với những kỷ lục đắt nhất hành tinh, những con đường chỉ được cơi nới tí chút.
Nếu không khống chế quy mô dân số/diện tích hạ tầng - dù giờ cũng đã quá muộn, Hà Nội hay TPHCM sẽ lấy “cùi tay” ra để chống ùn tắc?
Tại sao Hà Nội không công khai các giải pháp chống ùn tắc giao thông?
Đó là thắc mắc của TS Nghiêm Xuân Đạt – Phó Chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và các khu công nghiệp Việt .. |
Ý tưởng chống ùn tắc 2 tỷ đồng nghe quen như nghị quyết
TS. Phạm Sanh đã chê “tơi tả” khi đọc được ý tưởng giúp đơn vị liên danh đạt giải 2 tỷ đồng. Theo ông 7 ... |