Trong lịch sử Trung Hoa, khi nhắc đến "lão Phật gia" chúng ta sẽ nghĩ ngay đến Từ Hi Thái hậu, thế nhưng bà lại không phải là người đầu tiên được gọi bằng cụm từ đó.
|
|
"Lão Phật gia" là cách gọi quen thuộc của Từ Hi Thái hậu. |
Trong lịch sử Trung Hoa, khi nhắc đến cụm từ "lão Phật gia" chúng ta sẽ nghĩ ngay đến vị Từ Hi Thái hậu - vị Hoàng thái hậu của triều đại nhà Thanh. Rất nhiều người đều cho rằng Từ Hi Thái hậu là một người xa hoa lãng phí. Lăng mộ hào hoa, xa xỉ của bà được các nhà khảo cổ phát hiện ra cũng đã xác thực cho điều này.
Câu hỏi được đặt ra là tại sao Từ Hi Thái hậu thường tự xưng là "lão Phật gia"? "Lão Phật gia" rốt cuộc là ai? Người được gọi "lão Phật gia" đầu tiên có phải là Từ Hi Thái hậu?
Trong các bộ phim điện ảnh, Từ Hi Thái hậu thường tự xưng là "lão Phật gia", vì vậy mà "lão Phật gia" đã trở thành một cụm từ chuyên để gọi Từ Hi Thái hậu, tuy nhiên bà lại không phải là người đầu tiên sử dụng danh xưng này.
"Ngày 24 tháng 12 năm Đồng Trị thứ 2, nô tài An Phúc cẩn tấu, ngày mồng 1 tháng Giêng tết Nguyên Tiêu, Phật gia ngồi nhận chúc phúc trong Từ Ninh cung, nô tài An Phúc dẫn theo Trung Hòa tứ hầu Trung Hòa thiều lạc, xin biểu diễn hòa tấu." Đây là một trích đoạn được ghi lại trong hồ sơ của Thăng Bình thự, phụ trách việc biểu diễn cung đình của nhà Thanh.
Đồng Trị năm thứ 2 là năm 1863, tổng quản Thái giám An Phúc phụ trách Thăng Bình thự đã đến Từ Ninh cung chúc phúc Phật gia. Từ Ninh cung lại chính là nơi ở của Từ Hi Thái hậu, vì vậy "Phật gia" ở đây chính là dùng để gọi Từ Hi Thái hậu.
|
|
Từ Hi Thái hậu rất thích trang điểm kiểu Quân Âm đạo sĩ cứu khổ cứu nạn. |
Bắt đầu từ năm Đồng Trị thứ hai, cụm từ "Phật gia" lại luôn được dùng để gọi Từ An. Cho đến năm Đồng Trị thứ 4, bắt đầu xuất hiện những cách gọi "Đông Phật gia", "Tây Phật gia", đó cũng là lúc Từ Hi và cùng Từ An đều được dùng từ "Phật gia" để xưng hô.
Đến năm Đồng Trị thứ 12, Thái giám An Phúc lần đầu thêm chữ "lão" vào trước "Phật gia", và cụm từ "lão Phật gia" cũng được bắt nguồn từ đây. Tuy nhiên người đầu tiên được gọi là "lão Phật gia" lại là Từ An chứ không phải Từ Hi.
Trích đoạn: "Mồng 1 tháng 9, nô tài Hán quỳ tấu, cầu xin ân sự. Hiện nay người ở Thăng Bình thự không đủ, nô tài khẩn cầu lão Phật gia thiên ân, ban cho bổn thự thái giám học việc, xin cẩn tấu".
Mãi cho đến tháng 3 năm 1881, Từ An qua đời, "lão Phật gia" mới trở thành cách gọi quen thuộc của Từ Hi, bà cũng không cần phải lo lắng đấu tranh với người đã chết nữa. Sau này, Từ Hi rất thích chụp ảnh, mỗi lần chụp đều thích trang điểm giống Quân Âm đại sĩ cứu khổ cứu nạn, vì thế mà mọi người càng cho rằng "lão Phật gia" là cách gọi quen thuộc của Từ Hi Thái hậu.
Lão Phật Gia ở Hà Giang nhờ nâng điểm là ai?
Vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang có thông báo về việc xem xét kỷ luật đối với 151 cán bộ, đảng viên có liên quan vụ gian lận điểm thi tại tỉnh này. Trong số cán bộ đảng viên trong diện xem xét, 36 đoàn kiểm tra các cấp trực thuộc tỉnh xác định 46 trường hợp có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải kỷ luật. Trước đó, trong bản kết luận điều tra của Cơ quan ANĐT – Công an tỉnh cho thấy nhiều nội dung dư luận quan tâm chưa được làm rõ. Đáng chú ý, trong số các vật chứng cảnh sát thu giữ có mẩu giấy khổ 10x9cm có ghi “P.T.H.Tr, SBD: 070389; P 17; HĐT Hùng An (Lão phật gia nhờ)". Nội dung này được hiểu là thí sinh H.Tr có số báo danh như trên, phòng thi tại Hội đồng thi Trường THPT Hùng An (trụ sở tại huyện Bắc Quang, Hà Giang). Người nhắn nhờ Nguyễn Thanh Hoài – nguyên Trưởng phòng Khảo thí có ghi biệt danh là “Lão phật gia”. Dù có nêu nhưng kết luận điều tra không làm rõ “Lão phật gia” là ai. Đây vẫn đang là câu hỏi bỏ ngỏ... |
Hoa Vũ (Theo shijing)
Sáng nay, xét xử công khai vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang
Sáng nay (18.9), TAND tỉnh Hà Giang mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án gian lận điểm thi trong Kỳ thi THPT quốc gia ... |
Bí ẩn "lão phật gia" trong vụ án gian lận thi cử
Những người "mua" điểm vẫn chưa bị xử lý, danh tính “lão phật gia” chưa thể làm rõ, vụ án mới chỉ khởi tố đối ... |