Theo truyền thông Nga, ngày 22/12, lần đầu tiên phòng không Trung Quốc bắn thử hệ thống tên lửa phòng thủ tầm cao S-400 mua của Nga.
Trong quá trình bắn thử, hệ thống S-400 đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo có vận tốc 10.800 km/h ở khoảng cách gần ở ngưỡi tối đa 250 km.
Đặc biệt, trong thử nghiệm, lực lượng "quân xanh" còn được lệnh sử dụng các thiết bị gây nhiễu nhằm kiểm tra khả năng chống chịu và ứng phó của tên lửa S-400 trước hoạt động gây nhiễu và tác chiến điện tử của đối phương.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc thử nghiệm hệ thống S-400 kể từ khi chính thức nhận đầy đủ tổ hợp đầu tiên hồi tháng 7/2018. Hiện Bộ Quốc phòng Trung Quốc vẫn chưa có xác nhận chính thức về vụ bắn thử này cũng như địa điểm diễn ra phóng.
Hệ thống S-400.
Nếu được xác nhận thì điều đó cho thấy vụ bắn đã được thực hiện chậm hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu (tháng 8/2018) và đây cũng là lần đầu tiên loại đạn tên lửa S-400 Nga bán cho Trung Quốc lộ diện - điều trước này vẫn được cả 2 bên bảo mật.
Theo nhận định của chuyên gia J. Michael Cole trên tờ Defense News, với tầm bắn tối đa 250km của hệ thống S-400 Trung Quốc vừa thực hiện cho thấy, loại tên lửa có tầm bắn xa nhất Trung Quốc mua được từ Nga chỉ là 48N6 trong khi phiên bản S-400 Nga dùng được trang bị loại đạn 40N6 với tầm bắn lên đến 400 km.
J. Michael Cole cho rằng, hệ thống tên lửa phòng không S-400 tương thích với các hệ thống vũ khí phòng không khác của Trung Quốc, vì vậy chúng có thể kết hợp để theo dõi và tấn công mục tiêu địch ở khoảng cách ấn tượng, điều này giúp Bắc Kinh nâng cao được khả năng tác chiến chống xâm nhập.
Trong khi đó, chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho biết, tầm bắn của hệ thống tên lửa phòng không S-400 là từ 350-400 km, xa hơn rất nhiều so với S-300. nếu kết hợp với các hệ thống tên lửa phòng không Hồng Kỳ (HQ), Trung Quốc có thể xây dựng được hệ thống phòng không tầm gần - trung - xa có hiệu quả rất cao.
Tuy nhiên, với việc Trung Quốc vừa dùng loại đạn xa nhất trong cuộc thử nghiệm nhưng chỉ có tầm bắn chưa đạt 250 km cho thấy, hệ thống S-400 của nước này khó có thể phát huy khả năng như chuyên gia Long nói. Mặc dù vậy, sự nguy hiểm của vũ khí này là không thể phủ nhận.
S-400 có khả năng đánh chặn tất cả các mục tiêu cùng một loạt hay thuộc các tốp khác nhau, cả ở tầm gần lẫn tầm xa với hiệu suất bắn hạ rất cao. Có thể nói, sự xuất hiện của S-400 có tầm quan trọng đặc biệt đối với tổng thể thế trận phòng không, nâng cao rất nhiều khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa của Trung Quốc.
Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long cho rằng, mối quan hệ hai nước Trung- Nga hiện nay đang trên đà phát triển vô cùng tốt đẹp, vì vậy hợp tác quân sự giữa hai nước cũng cần được điều chỉnh theo chiều hướng đó. Hiện tại cả hai bên đều có sự hợp tác về kinh tế và khoa học kỹ thuật, sau nay có thể sẽ kết hợp các ưu thế vì lợi ích chung.
Ví dụ như Nga có nền tảng khoa học kỹ thuật, tài nguyên phong phú, còn Trung Quốc có kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật trên một số lĩnh vực cũng không tồi, nếu như hai bên bắt tay hợp tác nhất định sẽ giành được hiệu quả rất cao.
Trận địa S-400 Nga lộ diện cách biên giới Ukraine 30 km Ảnh vệ tinh cho thấy Nga đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho tên lửa S-400 từ nhiều tháng trước vụ đụng độ trên ... |
Bản chất thật khi Mỹ không trừng phạt Ấn mua S-400 Phát biểu trước truyền thông ngày 3/12, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cho biết, Mỹ đang cân nhắc không trừng phạt Ấn Độ vì ... |