Lái xe uống rượu, bia: Phạt bơi sông Tô Lịch?

 Nếu phải bơi qua sông Tô Lịch thì còn khủng khiếp hơn bất kỳ hình thức xử phạt nào khác

Đề xuất của nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội buộc lái xe sử dụng rượu bia phải lao động công ích như nạo vét sông Tô Lịch... để cho sợ đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Đa số đều đồng tình cho rằng, phạt lao động công ích với lái xe uống rượu bia là tốt nhưng phải tính phương án khả thi, đưa ra hình phạt nhưng phải thực hiện được.

lai xe uong ruou bia phat boi song to lich
Người dân hiến kế: Bắt lái xe uống rượu bia thoát y bơi qua sông Tô Lịch. Ảnh: Sputnick

Anh Nguyễn Văn Linh (45 tuổi, Hà Nội) cho biết, rất ít trường hợp lái xe mà chưa từng uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Ở đây chỉ là uống ít hay nhiều, say hay không say mà thôi.

Như vậy, muốn hạn chế lái xe không uống rượu bia, trước hết phải có đánh giá thực tế. Phải biết được tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của lái xe hiện nay đang ở mức độ nào, phổ biến hay không phổ biến và vì sao?

Đi cùng với đó, các giải pháp xử lý, ngăn chặn, hạn chế cũng phải mang tính đồng bộ, áp dụng đại trà cho nhiều đối tượng, có tính khả thi cao khi thực hiện.

Anh nêu ví dụ như quy định xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng. Quy định đưa ra từ nhiều năm nhưng tới nay gần như không xử phạt được ai, cuối cùng quy định cũng chỉ cho có. Thậm chí, nhiều trường hợp hút thuốc ngay trước mặt người khác, tại bến xe buýt nhưng cũng không thấy ai nhắc nhở hay xử phạt. Người dân càng không dám lên tiếng vì sợ bị đánh.

Với lái xe uống rượu bia cũng vậy, lý do để uống rượu bia có rất nhiều, từ tiếp khách, sinh nhật, đám cưới, cho tới công việc... Trong khi đó, số lượng lái xe lại quá đông, việc kiểm tra được hết lái xe đang lưu thông trên đường có uống rượu bia hay không đã là một việc khó khăn lớn. Đa số các vụ kiểm tra phát hiện lái xe sử dụng rượu bia đều do gây tai nạn hoặc có hành vi vi phạm giao thông.

Như vậy, nhiều khả năng sẽ xảy ra tình trạng người này uống, người kia cũng uống nhưng chỉ có người này bị phạt, người kia không bị phạt.

"Uống rượu cũng giống vượt đèn đỏ vậy, chỉ cần một người vượt được người khác sẽ vượt theo", anh Linh nói.

Tiếp theo, yêu cầu lao động công ích, nạo vét sông Tô Lịch với lái xe thì có thực hiện được không?

Theo anh Linh, đề xuất trên rất khó vì sông Tô Lịch đã kè bờ hai bên, muốn nạo vét sông phải có phương tiện hỗ trợ như máy cẩu, máy múc, sức người khó có thể làm được.

"Nếu vậy, cơ chế thực thi sẽ thế nào, cơ quan nào giám sát, thực hiện? Liệu có tình trạng phạt rồi người vi phạm lại bỏ tiền thuê người, thuê máy móc, phương tiện nạo vét hay không? Trong trường hợp này, chỉ cần có tiền là xong việc, không khác nào nộp phạt hành chính, không có tính răn đe", anh Linh nêu quan điểm.

Bắt bơi qua sông Tô Lịch

Từ những nhìn nhận nói trên, anh Nguyễn Văn Linh cho rằng, khi đưa ra đề xuất phải xác định rõ mục đích. Đề xuất phạt lao động công ích, nạo vét sông Tô Lịch nhưng lại chưa rõ mục đích sẽ khó mang lại hiệu quả.

"Tôi không hiểu mục đích của đề xuất trên nhằm mang tính răn đe hay để làm sạch dòng sông?. Với cả hai mục đích trên theo tôi cũng không đạt được.

Bởi nếu vì mục đích lao động công ích, làm sạch dòng sông thì như đã phân tích chắc chắn sức người không thể làm được mà một người vi phạm cũng không thể làm được. Xử lý ô nhiễm phải cần giải pháp tổng thể, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan mới có thể làm được.

Nếu thật sự muốn vì mục đích công ích tôi cho rằng, nên gom tất cả những người lái xe uống rượu bia lại rồi hàng tuần, hàng tháng đưa họ lên các vùng sâu, vùng xa khuân đá, vác xi, xây trường, dọn đường giúp các làng bản, các em học sinh.

Còn với mục đích để răn đe, mà người vi phạm không cần làm, chỉ cần bỏ tiền hoặc nếu 10 người bị phạt nhưng chỉ có 1 người bị bắt phải đi nạo vét sông Tô Lịch chắc chắn không thể bảo đảm được tính răn đe.

Thay vào đó, nên buộc người lái xe sử dụng rượu bia khi điều khiển xe phải "thoát y" bơi qua sông Tô Lịch ít nhất là một vòng.

Tâm lý đi qua dòng sông thối, sông "chết" cũng khiến người đi đường phải bịt mũi, kinh sợ nếu bây giờ phải bơi qua sông, phải tiếp xúc trực tiếp với nước sông bị ô nhiễm thì còn kinh khủng hơn gấp nhiều lần các hình phạt khác. Một biện pháp xử lý mà buộc người vi phạm phải thực hiện được sẽ có tính khả thi và có tính răn đe cao hơn", anh Linh đề xuất.

Tuy nhiên, theo anh Linh, phạt lao động công ích hay bơi qua sông Tô Lịch chỉ là một trong nhiều giải pháp hỗ trợ, giải pháp căn cơ triệt để vẫn phải có những quy định chặt chẽ, nghiêm minh.

"Đối với những trường hợp uống rượu bia bị phát hiện phải được công bố danh sách công khai, thu giữ bằng ngay lập tức. Nếu ai cũng làm được như vậy thì chắc chắn sẽ không còn ai uống rượu bia khi lái xe nữa.

Có tình trạng vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông là do tình trạng linh động. lách luật, tiêu cực, nể nang mới dẫn tới sai phạm tràn nan, gây tai nạn. Bây giờ chỉ cần làm nghiêm, làm công khai, minh bạch thì ai cũng sợ, cũng không dám làm sai", anh Linh nói.

lai xe uong ruou bia phat boi song to lich Đề xuất lái xe dùng rượu, bia phải vét sông Tô Lịch

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, người lái xe xử dụng rượu, bia không sợ phạt tiền thì phải cho đi ...

lai xe uong ruou bia phat boi song to lich Nhảy sông Tô Lịch tự tử, cô gái lên bờ nôn mửa vì nước quá hôi thối

Chiều 21.3, cô gái nhảy xuống sông Tô Lịch tự tử nhưng không chết mà còn lên bờ nôn mửa vì nước quá hôi thối.

/ http://baodatviet.vn