Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, các trường tiểu học dạy và học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, có thực tế là hiện nay, ở nhiều thành phố có trường tiểu học phải học 3-4 ca, học sinh chen chúc; còn ở các vùng miền núi vẫn rất nhiều trường lớp tạm bợ, tranh tre nứa lá... Thực trạng này có thể được giải quyết bằng việc triển khai đề án mới của Chính phủ.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 – 2025, nhằm cung cấp điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị trường học để phục vụ cho lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
Học 4 ca/ngày vì thiếu lớp
Bà Phạm Đàm Thục Hạnh – Trưởng phòng GDĐT quận Hoàng Mai (Hà Nội) thông tin, hiện các trường học trên địa bàn quận đang có hiện tượng quá tải vì số lượng học sinh hàng năm tăng mạnh. Đơn cử như phường Hoàng Liệt, riêng trong năm 2017 đã tăng trên 10.000 dân do trên địa bàn phường có tới 82 tòa chung cư, trong đó 76 tòa đã đưa vào sử dụng. Tuy nhiên trên địa bàn phường chỉ có 2 trường tiểu học công lập.
Trường Tiểu học Chu Văn An là 1 trong 2 trường tiểu học công lập của phường Hoàng Liệt. Chỉ tính riêng năm 2018, khối lớp 1 của trường đã phải nhận 1.145 em, chia ra thành 23 lớp. Theo bà Lê Thị Thêu – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An, đây cũng chính là lý do khiến cho nhà trường phải áp dụng lịch học 4 buổi/tuần vì không có đủ cơ sở vật chất để đáp ứng.
Lớp học tạm bợ ở xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. ảnh: Hà My
Ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội, thừa nhận việc quá tải đã khiến sĩ số ở không ít trường tiểu học thuộc các quận Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân... lên tới 60 học sinh/lớp. Đặc biệt, có trường lên đến 69 học sinh/lớp như Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân). Trường này có 9 lớp 1 thì 7 lớp có sĩ số 69 học sinh/lớp, 2 lớp sĩ số 68 học sinh/lớp. Ba em phải chen chúc một bàn.
TP.HCM cũng có chung tình trạng quá tải kể trên. Lãnh đạo Phòng GDĐT quận Bình Tân thông tin năm nay trên địa bàn quận không có trường học nào được xây mới, chỉ cải tạo và đưa vào sử dụng thêm 11 phòng học ở bậc tiểu học và 5 phòng học ở bậc THCS. Riêng phường Bình Trị Đông B, số học sinh hoàn thành lớp 5 năm nào cũng đông nhưng không có trường THCS nên học sinh được phân sang các Trường THCS An Lạc và Tân Tạo ở phường lân cận.
Ở phường Bình Trị Đông B, năm nay khoảng 800 trẻ vào lớp một nhưng chỉ có duy nhất Trường Tiểu học Bình Trị 2. Với khả năng nhận chỉ hơn một nửa nên số học sinh còn lại sẽ được phân về 2 trường tiểu học là Bình Tân và An Lạc 3. Theo lãnh đạo Phòng GDĐT quận Bình Tân, để bảo đảm đủ chỗ học, không còn cách nào khác là giảm số lớp học 2 buổi/ngày, tăng sĩ số các lớp...
Ngoài việc số lượng học sinh tăng đột biến, một số địa phương như Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An… do ảnh hưởng của mưa lũ, trường học, thiết bị đồ dùng, sách vở bị cuốn trôi khiến cho “khó khăn chồng thêm khó khăn”. Riêng tỉnh Thanh Hóa, theo thống kê sau mưa lũ vào tháng 9.2018 đã có tới 36 điểm trường trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng nề, trong có có 24 điểm trường bị ngập sâu trong nước, 10 điểm trường bị thiệt hại do sạt lở đất và 2 nhà bán trú cho học sinh và giáo viên bị sập hoàn toàn, 200 phòng học, phòng chức năng bị cuốn trôi, ngập nước không thể sử dụng được ngay phục vụ năm học mới.
Đối với giáo dục mầm non, theo thống kê của Sở GDĐT Hà Nội, số lượng trẻ mầm non đến trường tăng trung bình mỗi năm từ 25.000 - 30.000 trẻ, chủ yếu là ở địa bàn có khu công nghiệp. Hà Nội hiện có khá nhiều khu công nghiệp, chủ yếu tập trung tại các huyện: Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Thạch Thất, Thường Tín... Áp lực đang dồn vào hệ thống trường, lớp mầm non. Thế nhưng, mỗi xã thường chỉ có từ 1 - 2 trường mầm non công lập, không thể đáp ứng đủ nhu cầu.
Ưu tiên cấp tiểu học
Theo thống kê mới nhất của Bộ GDĐT, hiện cả nước có 28.177 cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Trong đó, các
Hiện thiết bị dạy học tối thiểu được đáp ứng ở cấp tiểu học là 56%, cấp THCS là 55%, cấp THPT là 58%. Số lượng thiết bị phòng học bộ môn mới chỉ đáp ứng được khoảng 68% nhu cầu giảng dạy. Như vậy, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục hiện tại vẫn đang chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tiễn của ngành giáo dục.
cơ sở giáo dục (đặc biệt ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ) hiện còn nhiều phòng học bán kiên cố, phòng học tạm thời và phải đi thuê, mượn các cơ sở bên ngoài. Số phòng học kiên cố đạt tỷ lệ 77,1%.
GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, việc đảm bảo cơ sở vật chất để phù hợp với chương trình GDPT mới là điều cần thiết. “Đơn cử như đối với các trường tiểu học, cần đảm bảo các trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày có thể đảm bảo cho học sinh học 6 buổi/tuần là được. Mặc dù có khoảng 80% trường tiểu học đang dạy và học 2 buổi/ngày, nhưng vẫn phải có đủ trường lớp bởi số lượng học sinh ngày càng tăng trong tương lai. Điều lệ trường học với sĩ số ở cấp tiểu học là 35 học sinh/lớp; THCS là 45 học sinh/lớp. Hiện nay nhiều trường sĩ số lên tới 60 học sinh/lớp thì khó có chương trình nào đảm bảo được hiệu quả” – GS Thuyết cho hay.
Ông Phạm Hùng Anh – Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em (Bộ GDĐT) nhấn mạnh về tính ưu tiên của đề án vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: “Trong đề án có đề cập đến mục tiêu ưu tiên và đối tượng ưu tiên. Chẳng hạn năm 2019 tới đây, chúng ta tập trung ưu tiên đầu tư giải quyết về phòng học cho cấp tiểu học; mua sắm, bổ sung thiết bị cho cấp tiểu học hướng tới đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông và SGK mới. Đến năm tiếp theo thì sẽ cho những cấp học khác theo lộ trình đổi mới SGK”.
Cũng theo ông Phạm Hùng Anh, việc đầu tư sẽ được ưu tiên vào các trọng tâm sau: Đầu tư xây dựng các phòng học thay thế các phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học tạm, phòng học cấp 4 xuống cấp nặng cho cấp học mầm non và tiểu học, trong đó ưu tiên các lớp đầu cấp của tiểu học. Xây dựng bổ sung các phòng học còn thiếu trong đó ưu tiên cho cấp tiểu học; xây dựng bổ sung các phòng học bộ môn, phòng chức năng phục vụ học tập..
Đại biểu kỳ vọng sự hấp dẫn của phiên chất vấn theo sát \'lời hứa\'
Nhiều đại biểu đánh giá cao về cách thức chất vấn tại kỳ họp thứ 6 khi Quốc hội giám sát lời hứa của các ... |
Công nghiệp 4.0: Kỳ vọng "tam giác" đột phá
(Diễn đàn trí thức) - Việt Nam lựa chọn ba ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, để tập trung đầu tư, với kỳ ... |
Phiếu tín nhiệm: Kỳ vọng bản lĩnh, sự công tâm của đại biểu
Trưởng ban Công tác Đại biểu Trần Văn Tuý kỳ vọng: “Các ĐBQH sẽ thể hiện bản lĩnh và sự công tâm, sáng suốt nhất ... |
HLV Park: "Thật căng thẳng trước kỳ vọng của CĐV Việt Nam"
Theo thầy Park, sau chiến tích đạt được tại vòng chung kết U23 châu Á và ASIAD 18, kỳ vọng cũng như áp lực của ... |