Sau khi bị kỷ luật cảnh cáo trong vụ sửa điểm thi, ông Quý rất buồn và luôn nhắc đến 2 từ "trách nhiệm" người đứng đầu.
Đồng nghiệp chia sẻ
Ngày 18/6, Tỉnh ủy Hà Giang đã thông báo kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên liên quan đến vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại hội đồng thi THPT Quốc gia năm 2018.
Theo đó, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Đức Quý - tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và ông Vũ Văn Sử - nguyên tỉnh ủy viên, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang (đã nghỉ hưu).
Chia sẻ với Đất Việt sau khi nhận quyết định kỷ luật, ông Quý tỏ rõ tâm trạng của mình. Vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang luôn nhắc đến 2 từ "trách nhiệm" của người đứng đầu tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia trên địa bàn.
"Tôi không có ý kiến gì về quyết định kỷ luật, dù có như nào tôi cũng nhận hết. Với tư cách là trưởng ban chỉ đạo kỳ thi THPT Quốc gia 2018 ở Hà Giang để xảy ra sai phạm, nhiều lần tôi cũng đã đứng ra nhận trách nhiệm về phần mình.
Bây giờ, có kết luận kỷ luật rồi thì đó cũng là điều xứng đáng, không có gì phải tôi phải ân hận cả. Vì cái việc nó xảy ra rồi, mình là người đứng đầu, mình phải chịu trách nhiệm" - ông Quý nói.
Cũng theo ông Quý, mặc dù bản thân rất buồn nhưng có điều ông được an ủi là những người đồng nghiệp, người thân trong gia đình đều hiểu sự việc xảy ra là không ai mong muốn, bản thân ông là trưởng ban chỉ đạo thi cũng đã cố gắng, nỗ lực để đảm bảo Hà Giang có được kỳ thi nghiêm túc nhưng rồi mọi chuyện vẫn cứ xảy ra.
"Nhiều đồng nghiệp biết tin cũng chia sẻ với tôi. Còn người dân của Hà Giang thì 10 người có 3 người có thể chửi, mắng, nghi ngờ tôi nhưng đó sẽ là điều để tôi hoàn thiện mình. Tôi gắn bó với Hà Giang 31 năm, cũng có nhiều lúc mệt mỏi nhưng luôn cố gắng hết khả năng của mình" - ông Quý nói.
4 điều tâm đắc
Vụ sửa điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 được phát hiện xảy ra ở 3 tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La. Với các tỉnh khác như thế nào ông Quý không rõ, nhưng với Hà Giang, ông Quý cho biết, không có chuyện người đứng đầu thoái thác trách nhiệm cho cán bộ cấp dưới.
Thứ hai là, Hà Giang luôn phối hợp với Bộ GD&ĐT làm sòng phẳng, thí sinh nào sau khi chấm lại điểm mà vẫn đủ điểm theo các trường đại học thì tỉnh tiếp tục tạo điều kiện cho thí sinh ấy đi học, còn người nào không đỗ thì buộc phải về nhà, không gây phiền hà gì cho các em. Chỉ trả lại điểm thực cho các thí sinh!
Thứ 3 là ngay sau khi có thông tin nghi vấn về kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại Hà Giang có biểu hiện sửa điểm thi, ông Quý đã chủ động liên hệ với cơ quan điều tra, đề nghị Bộ GD&ĐT vào cuộc thẩm định để làm sáng tỏ sự việc.
Cuối cùng, ông Quý cho biết, sau khi phát hiện ra có hơn 309 bài thi của 107 thí sinh được sửa, Hà Giang không gây khó dễ, "tốn kém" cho gia đình các em thí sinh đó, vẫn tạo điều kiện hết mức để các em được theo học theo đúng năng lực thật mà bản thân các em có được.
Sửa điểm thi ở Sơn La: Những sự tình cờ khó hiểu
Không chỉ có ông Đức tình cờ được người khác nhờ xem điểm mà bà Hương cũng tình cờ gặp thí sinh ở cổng cơ ... |
Bắt phó trưởng phòng sửa điểm thi THPT ở Hòa Bình
Bộ Công an vừa khởi tố, bắt tạm giam Phó trưởng Phòng khảo thí & Quản lý chất lượng thuộc Sở GD&ĐT Hòa Bình do ... |