Theo một bài báo công bố trên tạp chí Psychology Today, hầu hết các cộng đồng đa phu đều có tục chia sẻ vợ giữa các anh em. Đặc biệt, ở Nepal có một tộc người gần Himalaya người ta có thể chung sống cùng nhau trong 1 nhà có tới 5 chồng - 1 vợ.
Lý do bởi với diện tích đất canh tác hết sức khan hiếm, nếu chia đất cho các anh em trai thì mỗi người chỉ được một khoảnh rất nhỏ. Ngoài ra, mùa đông khắc nghiệt của nơi đây khiến cho công việc đồng áng trở nên rất khó khăn, cần sự hợp sức của nhiều người.
Từ đó chế độ đa phu, tức một người phụ nữ lấy nhiều chồng, và những người này thường là các anh em ruột của nhau ra đời.
Cả nhà lấy chung 1 vợ để bảo toàn đất đai
Theo người dân địa phương, chế độ này còn có mục đích như một biện pháp tránh thai, kiểm soát số con sinh ra, để phù hợp với điều kiện hạn chế của các các tài nguyên thiên nhiên ở đây.
Vì nếu một người đàn ông có nhiều vợ, số con cái của anh ta chắc chắn sẽ nhiều hơn so với việc một người phụ nữ có nhiều chồng.
Ngoài ra việc nhiều anh em ruột lấy một người phụ nữ còn có mục đích bảo vệ tài sản gia đình gồm đất đai và gia súc không rơi vào tay người ngoài.
Cũng theo nghiên cứu này, một gia đình có ba anh em trai sẽ là "cơ cấu" đẹp nhất cho một cuộc hôn nhân lý tưởng, để sau này cha mẹ phân công trách nhiệm rạch ròi cho ba người đàn ông trưởng thành: một người làm nương, một người chăn nuôi và một người kinh doanh muối.
Vào thập niên 1980, nhà nhân loại học Nancy E. Levine của Đại học California (Mỹ) cũng đã đến nghiên cứu sâu rộng đời sống xã hội của người Nyinba và ghi nhận rằng khi người con trai cả của một gia đình đến tuổi lấy vợ, cha mẹ sẽ chọn cưới cho anh một người con gái còn rất trẻ.
Chính thức về mặt hôn nhân thì cô con dâu này là vợ của người anh cả, nhưng các em trai trong gia đình cũng được "nhập chung" vào cuộc hôn nhân, có nghĩa là cha mẹ cưới dâu cho toàn bộ anh em trai trong đó người anh cả được giao làm "chồng đại diện".
Trường hợp có một đứa em còn quá nhỏ chưa "biết" làm chồng thì cũng dễ thôi, sẽ… đợi vài năm nữa.
Chính vì thế mà trong suốt cả năm, ba anh em sẽ luân phiên thay nhau đi làm ăn xa nhà, có thể vài tuần và đôi khi vài tháng nên người nào còn ở nhà trong một thời điểm nhất định thì sẽ đảm đương "vai trò làm chồng" với nàng dâu duy nhất đó.
Trong trường hợp gia đình sinh đến 4-5 người con trai thì thường là người con thứ tư sẽ được gửi vào tu viện còn người thứ năm sẽ phải tha hương để tự tìm cuộc sống mới.
Và để một cuộc hôn nhân "đa phu" luôn bền vững, có một quy tắc gia đình là người con dâu duy nhất phải bảo đảm thỏa mãn tình dục một cách "công bằng nhất" cho cả ba anh em trong nhà, mặc dù có thể cô ấy thích người này hơn người kia.
Nơi hạnh phúc gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào người phụ nữ
Có lẽ không ở đâu khác mà phụ nữ có gia đình lại phải làm thêm một công việc này, đó là xếp lịch chuyện ân ái với nhiều người chồng sao cho công bằng nhất để không ai cảm thấy mình là người "bị bỏ rơi".
Những người phụ nữ sống trên dãy Himalaya thường phải quyết định xem mỗi tháng họ sẽ muốn quan hệ vào bao nhiêu ngày, rồi chia cho số chồng mà họ có sao cho đạt được sự công bằng nhất có thể.
Sau đó, họ phải nói chuyện với từng người chồng để khớp lịch với họ và có những thay đổi cho phù hợp.
Cũng có những trường hợp người vợ ngủ lần lượt với nhiều người chồng trong một đêm.
Tuy nhiên có một điều mà tất cả đều ngầm hiểu với nhau, đó là sự khoan dung, nhường nhịn và thấu hiểu giữa những người chồng với nhau và với người vợ. Đây cũng chính là bí quyết để họ có một cuộc hôn nhân êm đẹp.
Con sinh ra gọi cha bằng chú...
Khi gia đình có một đứa trẻ ra đời thì chính người mẹ sẽ chỉ định ai là cha nó. Nhìn chung, chuyện này không quá khó đối với người mẹ vì những ông chồng thường xuyên làm ăn xa nhà nên người vợ sẽ biết rất rõ thời điểm mang thai là "của ai".
Nếu không xác định được điều này thì gia đình sẽ chọn cha cho đứa bé theo chủ quan là nó có nét mặt giống ai nhất thì người đó sẽ được làm cha nó. Cũng có trường hợp ngoại lệ là người mẹ sẽ chọn cha cho đứa bé là một người không phải là cha đẻ của thằng bé, mục đích là để quân bình trật tự gia đình.
Và mặc dù được nhận cha của mình là ai đi chăng nữa thì toàn bộ những đứa trẻ cùng mẹ khác cha đều phải cư xử bình đẳng với tất cả những người đàn ông trong nhà, tức là bọn trẻ đều phải xem cả thảy chú bác ruột như là cha đẻ của mình vậy.
Trong một xã hội như thế, hẳn nhiên gia đình luôn mong đợi một bé trai ra đời, còn bé gái thì ngược lại, thường bị bỏ mặc trong suốt quãng đời tuổi thơ.
Khi lớn lên, nếu cô gái nào xui rủi không tìm được một tấm chồng thì sẽ bị trục xuất sang một bộ tộc khác để tìm chồng, hoặc để đi làm thuê (ở đợ) mà không bao giờ được phép quay về ngôi làng nơi mà mình được sinh ra nữa.
Những bộ lạc kỳ quặc nhất thế giới
Nhờ công nghệ, thế giới của chúng ta đang trở nên phát triển hơn mỗi ngày. Nhưng mặc cho sự tiến bộ không ngừng của ... |
Ảnh: Cuộc sống của bộ lạc Ethiopia có phong tục kỳ lạ nhất thế giới
Các chàng trai Hamar tham gia vào tập tục khỏa thân nhảy qua lưng bò hàng năm để chứng minh sự trưởng thành trong khi ... |