Kiến nghị tổ chức hội thảo đánh giá lại sách Công nghệ giáo dục

Bộ Giáo dục nên mời các nhà ngôn ngữ đóng góp ý kiến, đưa ra quyết định nên hay không sử dụng bộ giáo trình của GS Hồ Ngọc Đại.

Anh Nguyễn Thanh Bình chỉ ra hai nguyên nhân khiến dư luận phản ứng về cách đánh vần của GS Hồ Ngọc Đại, trong đó có vai trò của Bộ Giáo dục.

Cũng như công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội khác, công trình nghiên cứu cải tiến giảng dạy Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, thời gian qua các phương tiện thông tin đại chúng rộ lên phản ứng gay gắt với cách phát âm theo sách này. Tại sao lại xảy ra phản ứng gay gắt như vậy, theo tôi có hai nguyên nhân chính.

Thứ nhất, nguyên nhân chính là nằm trong cách phát âm của tác giả. Nhìn vào bảng chữ cái và đọc giải thích, tôi thấy có lẽ tác giả tiến hành nghiên cứu chỉ với mục đích làm sao để các em nhỏ mới bắt đầu học chữ dễ đọc tiếng Việt. Tạm không nói đến những cách đọc khác trong bảng chữ cái, nhưng riêng ba âm C, K và Q mà tác giả quy gọn đọc là “cờ” thì khó chấp nhận.

Nếu là nhà nghiên cứu ngôn ngữ, chắc chắn người đó phải thấy sự khác nhau khi phát âm ba phụ âm này về vị trí lưỡi, có tròn môi hay không, có âm ma sát hay không... Hơn nữa, đã là chữ cái thì bất kể ngôn ngữ nào trên thế giới đều phải có cách phát âm khác nhau. Vì vậy, tác giả không thể gộp ba phụ âm trong tiếng Việt thành một cách phát âm. Đây chính là mấu chốt của vấn đề.

Ngày 10/9, tôi đọc một số phát biểu của GS Hồ Ngọc Đại liên quan đến tiếng Việt đã thấy có gì đó không ổn. Theo giáo sư, tiếng Việt có gần 300 năm lịch sử? Có lẽ đây là sự nhầm lẫn đáng tiếc giữa khái niệm tiếng Việt và chữ viết (văn tự).

kien nghi to chuc hoi thao danh gia lai sach cong nghe giao duc

Đánh vần theo sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục. Ảnh: Xuân Hoa.

Tuy vậy, có không ít người đồng tình với sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, phê phán những người không đồng tình với việc cải tiến là "không thích cải cách", "con tôi học theo phương pháp đó nhưng vẫn đọc và viết chính xác"... Tất nhiên sớm hay muộn tất cả các cháu dù học theo chương trình nào đều đọc được vì đều mới bắt đầu học đọc, học viết nên thầy cô bắt chúng đọc như thế nào thì chúng đọc như thế, đã biết nhận thức đâu mà phản ứng (giống như người lớn đi học ngoại ngữ vậy).

Những người phê phán người phản đối cũng cần lưu ý rằng, không phải phản đối “cải cách” mà là những điều chưa đúng ở cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục. Cũng xin lưu ý thêm một điều, có cải cách về chính sách kinh tế xã hội, cách mạng sản xuất..., nhưng sẽ không có cải cách ngôn ngữ, vì ngôn ngữ gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc.

Đánh vần là bước đầu tiên để nhớ và đọc được chữ nên khác hẳn với giai đoạn đã thuộc chữ sau này. Không thể bảo tôi, con tôi, cháu tôi vẫn viết, đọc đúng để phê phán những người không đồng tình với cuốn sách này. Nếu bây giờ bảo những người từng học cách đọc theo Tiếng Việt Công nghệ giáo dục đánh vần ba từ "của, kia, quả" chắc chắn không đọc theo cách hồi nhỏ đã học. Và những người này cũng không thể dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo cách phát âm này.

Thứ hai là trách nhiệm của bộ chủ quản và cơ quan liên quan. Vừa qua, theo giải thích của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục đã được thực nghiệm từ năm 1978. Tuy nhiên, ngay từ đầu Bộ lại không công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin liên quan đến chương trình thực nghiệm này như: nội dung, đối tượng, thời gian thực nghiệm...

Chính sự “thiếu” thông tin nên hầu hết mọi người không biết có việc áp dụng cách đánh vần mới. Khi cách dạy xuất hiện trên mạng Internet đã dẫn đến phản ứng khá ồn ào của người dân. Và đến tận trưa 8/9/2018, Bộ Giáo dục mới lên tiếng chính thức. Bộ một mặt đã yêu cầu không sử dụng nữa, nhưng một mặt vẫn để một số địa phương sử dụng bộ giáo trình này.

Viện Ngôn ngữ và đội ngũ giáo viên giảng dạy môn tiếng Việt trong các trường đại học cũng không lên tiếng. Tại sao một vấn đề quan trọng như vậy mà nhiều giáo sư tiến sĩ chuyên nghiên cứu tiếng Việt trong suốt mấy chục năm không có ý kiến gì?

Vì vậy theo tôi, Bộ Giáo dục nên đứng ra tổ chức một cuộc hội thảo, mời các nhà ngôn ngữ ở các Viện nghiên cứu, trường đại học tham gia đóng góp ý kiến để đưa ra quyết định nên hay không nên sử dụng bộ giáo trình này cho người dân hiểu và yên tâm.

Cuối tháng 8, video cô giáo hướng dẫn cách phát âm chữ cái c/k/q đều đọc là /cờ/ gây xôn xao dư luận vì khác phương pháp được dạy đại trà cho học sinh. Cách đánh vần đó là theo sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại làm chủ biên và Bộ Giáo dục cho phát hành.

Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định cuốn Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục - PGS Bùi Mạnh Hùng cho biết, tài liệu gây tranh cãi, tuy nhiên thực tế cho thấy phương pháp dạy đánh vần trong đó đã giúp học sinh phát triển khá hiệu quả kỹ năng đọc thành tiếng và viết đúng chính tả. Đến nay gần 50 tỉnh, thành phố với khoảng 800.000 học sinh lớp 1 (chiếm gần một nửa số học sinh lớp 1) đang dùng cuốn sách này.

GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ sách được xây dựng trên nguyên tắc "muốn học cái gì thì phải tự tay làm cái đấy". Khi áp dụng, học sinh sẽ là người làm việc, còn giáo viên chỉ giao nhiệm vụ và quan sát, hướng dẫn phương pháp. Ông tự tin sách tồn tại vĩnh viễn, nền giáo dục mình xây dựng là đúng đắn vì có nền tảng lý thuyết là triết học, tâm lý học, có công nghệ giáo dục hỗ trợ.

kien nghi to chuc hoi thao danh gia lai sach cong nghe giao duc 100% trường tiểu học ở Hà Nam áp dụng sách Công nghệ Giáo dục

Chương trình Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại được áp dụng tại tất cả các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh ...

kien nghi to chuc hoi thao danh gia lai sach cong nghe giao duc Những gương mặt xuất sắc là cựu học sinh trường Thực nghiệm Hà Nội

Từng là cựu học sinh của trường Thực nghiệm Hà Nội – ngôi trường đầu tiên áp dụng chương trình Công nghệ Giáo dục, những ...

Nguyễn Thanh Bình

/ https://vnexpress.net