Ngân sách cần ứng đủ vốn để thực hiện dự án, nguồn thu này sẽ được cân đối và đề nghị bố trí cho dự án sân bay Long Thành.
Kiến nghị nhiều cơ chế đặc thù
Trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư sân bay Long Thành gửi Quốc Hội, Chính phủ kiến nghị một số cơ chế đặc thù.
Mô hình sân bay Long Thành. Ảnh minh họa |
Cụ thể, trong nội dung tờ trình Chính phủ trình bày về tổng mức đầu tư của dự án khoảng 23.049 tỷ đồng, trong đó tổng chi phí dự án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chiếm khoảng 20.027 tỷ đồng.
Trong giai đoạn đến 2020, nhu cầu vốn cho dự án khoảng 10.821,6 tỷ đồng nhưng đến nay mới bố trí được 5.000 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ.
Do đó, Chính phủ kiến nghị:
Thứ nhất, không áp dụng khoản 6, điều 16, Luật Đầu tư công năm 2014 mà cho phép Chính phủ xây dựng các chính sách cụ thể huy động các nguồn vốn để thực hiện thu hồi đất..., trong đó có việc cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp khai thác hàng không ứng vốn để thực hiện.
Thứ hai, không áp dụng điểm 1, khoản 1, điều 64, Luật Đất đai năm 2013 quy định các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
Với kiến nghị này, Chính phủ cũng đề nghị được khai thác, sử dụng ngắn hạn quỹ đất đã được giao chưa xây dựng hạ tầng và không phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; không bị thu hồi đất khi chưa đưa đất vào sử dụng theo tiến độ thực hiện dự án.
Ngoài các chính sách hiện hành, Chính phủ cho rằng cần có hỗ trợ mỗi hộ gia đình bị ảnh hưởng thu nhập với mức 21.000.000 đồng như đề xuất của UBND tỉnh Đồng Nai.
Tờ trình cũng nêu rõ, một phần nguồn vốn cho dự án dự kiến huy động từ việc đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng các công trình thương mại và dịch vụ, khấu trừ tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư, nguồn thu từ việc cho thuê đất ngắn hạn đối với các khu vực chưa triển khai xây dựng các hạng mục công trình của dự án sẽ được hoàn trả ngân sách.
Tuy nhiên, với đặc thù công tác giải phóng mặt bằng thì việc thu hồi các nguồn vốn nêu trên cần phải có thời gian (thu hồi sau khi giao đất tái định cư, cho thuê đất). Vì vậy, trước mắt ngân sách cần ứng đủ vốn để thực hiện dự án, nguồn thu này sẽ được cân đối hoàn trả ngân sách và đề nghị bố trí cho dự án sân bay Long Thành.
Sau khi xem qua tờ trình của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, Chính phủ mới chỉ làm rõ được tổng mức đầu tư dự án, tiến độ phân bổ nguồn vốn, mà chưa làm rõ biện pháp cụ thể huy động phần vốn còn thiếu cho việc giải phóng mặt bằng dự án.
Mặt khác, báo cáo còn chưa tách bạch được các chi phí phục vụ dự án sân bay Long Thành với các dự án khác như chi phí thu hồi đất, bồi thường để thực hiện xây dựng khu tái định cư, nghĩa trang.
"Việc này sẽ dẫn đến tăng tổng mức đầu tư xây dựng dự án. Suất vốn đầu tư theo hộ dân (4,74 tỷ đồng/hộ) là khá cao so với các dự án khác", thẩm tra của Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận xét.
Chia sẻ với những khó khăn đặc thù trong công tác giải phóng mặt bằng, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ huy động nguồn lực từ nhiều nguồn thích hợp.
Trong trường hợp không thể thu xếp thì phải trình Quốc hội xem xét.
Với cơ chế đặc thù Chính phủ đề xuất, cơ bản được cơ quan thẩm tra tán thành. Riêng mức hỗ trợ các hộ gia đình bị ảnh hưởng, cơ quan thẩm tra đề nghị đề nghị thực hiện theo phương án 2 với mức hỗ trợ 10,5 triệu đồng/hộ để không quá chênh lệch so với mức hỗ trợ của dự án Bến Lức - Long Thành (9 triệu đồng/hộ) trước đó.
Nhiều băn khoăn
Trước đó, chiều 8/6, Quốc hội đã thảo luận về việc tách nội dung bồi thường, giải phòng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư thành một Dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Điều được các đại biểu băn khoăn, lo lắng nhất là nguồn kinh phí thực hiện.
Đại biểu Phạm Minh Chính (đoàn Quảng Ninh) hiến kế, có hai giải pháp có tính khả thi. Một là xin cơ chế đặc biệt cho giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành và hai là tiết kiệm chi thường xuyên trên phạm vi cả nước. “Nếu năm 2017 chúng ta tiết kiệm chi thường xuyên 1% thôi là ta có trên 10.000 tỷ, năm 2018 tiết kiệm chi 1% thì ta có trên 10.000 tỷ nữa. Như vậy chúng ta có trên 20.000 tỷ” đại biểu Chính nói.
Cùng chung quan điểm này, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho rằng, gợi ý của đại biểu Phạm Minh Chính rất cần xem xét, vì tiết kiểm chi thường xuyên 1%sẽ không ảnh hưởng lớn, điều đó được thực hiện sẽ giảm áp lực nợ công tăng. Trước đó, đại biểu Vân không đồng tình với phương án giải trình của Bộ Giao thông Vận tải là có thể dùng ngân sách dự phòng, bởi theo đại biểu Vân thì nguồn này chỉ dùng cho công trình cấp bách.
Geleximco muốn cùng Trung Quốc xây Long Thành: Nói thẳng!
Sân bay Long Thanh là một dự án quan trọng. Nếu Geleximco kiến nghị cùng nhà đầu tư Trung Quốc làm toàn bộ dự án ... |
Đối tác Trung Quốc muốn cùng Geleximco đầu tư sân bay Long Thành là ai?
Đối tác Trung Quốc được Geleximco nhắc tới trong đề xuất đầu tư, xây dựng sân bay Long Thành chưa từng có kinh nghiệm làm ... |
Thận trọng chọn nhà thầu xây sân bay Long Thành
Dù Bộ GTVT khẳng định dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành còn khá lâu mới đến thời điểm lựa chọn ... |
Vì sao Geleximco muốn bắt tay doanh nghiệp Trung Quốc?
Một khi hai đối tác có quan hệ làm ăn lâu dài, đã vào guồng với nhau rồi thì các vấn đề về định mức chi phí, ... |
(http://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/kien-nghi-nhieu-co-che-dac-thu-cho-san-bay-long-thanh-3345026/)