Kiểm toán Nhà nước: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm do Bộ Giao thông

Việc Bộ Giao thông Vận tải cho thiết kế kỹ thuật từng phần dẫn đến tình trạng chắp vá, ảnh hưởng tiến độ, theo Kiểm toán Nhà nước. 

Tại buổi họp báo công bố báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2018 ngày 5/7, ông Đoàn Xuân Tiên, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước cho rằng, một trong số nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ dự án Cát Linh - Hà Đông thuộc về khâu thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán chậm. Điều này theo ông là do Bộ Giao thông Vận tải cho phép thiết kế kỹ thuật từng phần theo tiến độ, gây chắp vá, ảnh hưởng đến tiến độ dự án, chưa kể có thể có rủi ro về chất lượng.

kiem toan nha nuoc duong sat cat linh ha dong cham do bo giao thong
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành thử nhà ga tháng 3/2019. Ảnh: Giang Huy.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt năm 2009, với tổng mức đầu tư hơn 550 triệu USD (gần 8.800 tỷ đồng) từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước. Tuy nhiên, sau đó, tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng lên 868 triệu USD (18.000 tỷ đồng).

Tại cuộc họp, ông Trần Hải Đông, Trưởng đoàn kiểm toán dự án đường sắt trên cao cũng chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đội vốn. Cụ thể, quá trình lập dự án chưa nghiên cứu kỹ so sánh kỹ thuật và lựa chọn dẫn đến tình trạng thay đổi phương án, làm tăng chi phí; bổ sung khối lượng di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật ra khỏi chỉ giới mặt bằng khu nhà ga, bàn giao mặt bằng chậm và tiến độ kéo dài dẫn đến chi phí nhân công, vật liệu tăng cao.

Ngoài ra, khi phân tích tính kinh tế của dự án, chủ đầu tư chưa xem xét về chi phí vận hành, vốn chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn khai thác. Điều này dẫn đến đánh giá tính hiệu quả của dự án không chính xác.

Về tiến độ dự án bị chậm, theo ông Đông bởi đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên thực hiện ở Việt Nam nên các cơ quan liên quan mất nhiều thời gian nghiên cứu để ban hành chính sách áp dụng, như xác định chủ đầu tư như thế nào, tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ chế tài chính... Trong quá trình lập dự án đầu tư, việc thỏa thuận phương án kiến trúc, phê duyệt điều chỉnh dự án, tiến độ bàn giao mặt bằng... đều chậm 1 - 5 tháng.

Ngoài ra, theo ông Đông, quy định về hồ sơ thiết kế giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng có khác biệt, dẫn tới thời gian thiết kế, thẩm tra, thẩm định phê duyệt... điều chỉnh nhiều lần. Tổng thầu thực hiện dự án được chỉ định trực tiếp từ hiệp định khung giữa chính phủ Việt Nam và Trung Quốc nên tiến độ phụ thuộc rất lớn vào vốn và tổng thầu... Quá trình thiết kế kỹ thuật tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu cung cấp đoàn tàu cũng chậm so với dự kiến.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10/2011 với mục tiêu hoàn thành vào tháng 6/2014, một năm sau chính thức khai thác. Tuy nhiên, sau 8 lần điều chỉnh thời gian vận hành và đến nay dự án vẫn chưa đi vào hoạt động.

kiem toan nha nuoc duong sat cat linh ha dong cham do bo giao thong Đại dự án nhức nhối nhất Thủ đô, đội vốn 10 ngàn tỷ, 8 lần vỡ tiến độ

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra những nguyên nhân khiến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị đội vốn “khủng” lên tới 10 ...

kiem toan nha nuoc duong sat cat linh ha dong cham do bo giao thong Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Đứa con 16 năm chưa thể chào đời

Từ mục tiêu cải thiện bộ mặt giao thông thủ đô, sau vô số lời hứa về tiến độ và sự đánh đổi, dự án ...

kiem toan nha nuoc duong sat cat linh ha dong cham do bo giao thong Hà Nội chưa biết thời gian đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành

Hiện nay, TP Hà Nội vẫn chưa nhận được thông tin chính thức từ Bộ GTVT về thời gian tuyến đường sắt Cát Linh - ...

kiem toan nha nuoc duong sat cat linh ha dong cham do bo giao thong Hà Nội vay hơn 2.300 tỷ đồng để vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Hà Nội sẽ chi trả hơn 2.300 tỷ đồng ngân sách cho nước ngoài theo hình thức vay lại, để vận hành tuyến đường sắt ...

/ vnexpress.net