“Về mặt pháp lý, không thể mặc nhiên coi tài sản không giải trình được hợp lý về nguồn gốc là tài sản tham nhũng để tịch thu bằng biện pháp hình sự theo hướng “suy đoán có tội”, đó là quan điểm của Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga.
Giàu bất thường có thể bị tịch thu tài sản. Ảnh minh họa, nguồn: Doanh nhân Sài Gòn.
Một trong những cách chống tham nhũng là bắt buộc cán bộ kê khai tài sản. Có nhiều người kê khai tài sản rất ít so với tài sản thực có, cho nên phải xử lý nếu phát hiện thêm tài sản không chứng minh được nguồn gốc.
Nhưng, cho dù với mục đích chống tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng cho quốc gia, thì cũng phải đúng luật. Muốn tịch thu bằng biện pháp hình sự thì phải chứng minh được đó là tài sản tham nhũng, nếu không chứng minh được thì phải thực hiện theo nguyên tắc suy đoán vô tội. Hiện nay, pháp luật không quy định buộc người dân phải chứng minh nguồn gốc hình thành số tiền để mua tài sản.
Quyền sở hữu tài sản của công dân được Hiến định, quyền đó phải được pháp luật bảo vệ. Lẽ dĩ nhiên đối với những trường hợp sở hữu tài sản quá lớn lên đến hàng trăm tỉ đồng, nghìn tỉ đồng, thì không thể xem đó là do tích lũy, mà dứt khoát đó là tài sản bất minh. Các vụ án vừa qua chứng minh rõ, các bị cáo đã nộp lại số tiền vài chục tỉ, vài trăm tỉ đồng. Bởi vì, cơ quan điều tra đã kết luận về nguồn gốc của số tiền đó từ đâu mà có. Do đó, quan điểm của đại biểu Lê Thị Nga là đặt pháp luật lên trên hết.
Đối với ý kiến đề xuất đóng thuế 45% tài sản tăng thêm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Nguyễn Khắc Định không đồng tình, cũng dựa trên quy định của pháp luật. Theo ông Nguyễn Khắc Định, khi cơ quan nhà nước cũng không chứng minh được tài sản đó là bất hợp pháp, thì phải suy luận vô tội, coi đó là tài sản hợp pháp. Và, tài sản hợp pháp tăng thêm thì phải nộp thuế theo khung của Luật Thuế thu nhập cá nhân chứ không thể ấn định là 45%.
Hai quan điểm trên đều rất thuyết phục về mặt pháp luật, nhưng từ đó cũng cho thấy, để phát hiện tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng không phải dễ dàng. Để chống tham nhũng hiệu quả, cần xây dựng thêm các quy định mới để điều chỉnh phù hợp, ví dụ như đề nghị hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp.
Bởi vì, khi chưa có căn cứ tịch thu tài sản bằng biện pháp hình sự đối với tài sản tăng thêm không chứng minh được, thì có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật vì đối tượng kê khai không trung thực, nhưng liệu như vậy thì có đủ sức răn đe?
Mất chức mà ôm được một đống tài sản thì nhiều người dám làm.
Quỹ tín dụng mất khả năng chi trả 50 tỷ: Sẽ tịch thu tài sản của giám đốc quỹ tín dụng để xử lý
Trước việc quỹ Tín dụng Thái Bình mất khả năng chi trả 50 tỷ đồng cho 80 người, ngân hàng Nhà nước đã đề nghị ... |
Đại gia chây nợ bị tịch thu tài sản: Hết thời ôm tiền tấn bỏ trốn
Hàng loạt các vụ việc chây ì trăm, ngàn tỷ tồn tại nhiều năm qua đang bắt đầu được giải quyết. Đã hết thời đại ... |