Câu cửa miệng của nhiều người là "Bill Gates cũng bỏ học giữa chừng đấy thôi". Thực tế số người học ít mà vẫn giàu là rất nhỏ.
Người Trung Quốc thường dùng hai ví dụ sau để dẫn chứng cho việc trí tuệ của những người không bằng cấp có thể vượt xa các chuyên gia, giáo sư:
Câu chuyện thứ nhất: Giáo sư tiêu hết 900.000 tệ, nông dân, công nhân tiêu không quá 190 tệ.
Một thương hiệu hoá mỹ phẩm đã giới thiệu một dòng bao bì xà phòng và thấy rằng có một thiếu sót: Có rất nhiều hộp không có xà phòng bên trong. Sau đó, họ yêu cầu một giáo sư tự động thiết kế chương trình để chọn lọc các hộp xà phòng rỗng. Nhóm nghiên cứu gồm hơn chục giáo sư, sử dụng kết hợp cơ học, vi điện tử, tự động hóa, phát hiện tia X và các công nghệ khác, đã chi 900.000 tệ để giải quyết thành công vấn đề. Bất cứ khi nào một hộp xà phòng rỗng đi qua dây chuyền sản xuất, các máy dò ở cả hai bên sẽ phát hiện ra nó và lái một robot đẩy hộp xà phòng rỗng đi.
Một doanh nghiệp ở thị trấn nhỏ miền nam Trung Quốc cũng gặp vấn đề tương tự. Ông chủ tức giận tìm một công nhân và nói: "Cả nhà cậu nếu không giải quyết được việc này, thì biến khỏi đây cho tôi". Người công nhân đã nhanh chóng tìm ra một cách. Anh ta chi 190 tệ cho dây chuyền sản xuất và đặt một chiếc quạt điện công suất cao để thổi vào đó, như vậy những hộp xà phòng trống sẽ bị thổi bay.
Câu chuyện này cho chúng ta biết: Kiến thức không phải đều là lực lượng sản xuất/ Những người không có trình độ học vấn rất có sáng tạo/ Quan trọng có thể thổi được bao nhiêu hộp rỗng.
Câu chuyện thứ hai: Chiếc bút ngoài vũ trụ
Trong suốt 10 năm, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tiêu tốn hàng triệu USD để nghiên cứu, chế tạo ra một loại bút bi mà các phi hành gia có thể viết được trong môi trường chân không và dưới điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt. Bởi vì, nếu không có trọng lực, thì mực không thể đổ xuống đầu bi của bút được. Nhưng đồng thời lúc đó, các phi hành gia Liên Xô đã sử dụng bút chì trong không gian.
Hai câu chuyện này, nhiều người đã được nghe nhiều lần, ở lớp tiểu học, trung học, từ bạn bè, đồng nghiệp... Điểm chung của nhiều người khi kể những câu chuyện này là đều sử dụng một kiểu tự mãn: "Đọc sách để làm gì? Càng đọc nhiều càng dốt".
Thực tế, câu chuyện thứ hai đã bị khẳng định là tin đồn, vì các phi hành gia cũng không sử dụng bút chì do ngòi viết dễ bị vỡ và các mảnh bút chì trôi nổi trong môi trường không trọng lực có thể lọt vào máy móc hay tròng mắt của phi hành gia. Còn trong câu chuyện đầu tiên, ngay cả khi hãng hóa mỹ phẩm sử dụng quạt điện, nhưng khi có nhiều dây chuyền sản xuất thì họ phải thuê mỗi dây chuyền một công nhân đi nhặt hộp xà phòng rỗng. Như vậy, mỗi năm tiền lương và thưởng của công ty cho số công nhân này còn lớn hơn 900.000 tệ.
Trong cả hai trường hợp này, phát minh "chân đất" đều chưa giải quyết vấn đề triệt để như nhiều người tưởng.
Nhiều người thích câu chuyện về những người nổi tiếng, có sự nghiệp thành công mà không cần học cao. Câu quen thuộc của họ là "Bill Gates cũng bỏ học giữa chừng đấy thôi". Tuy nhiên, trên thực tế người như vậy chỉ là số rất nhỏ. Hầu hết những đứa trẻ không thích học, khi lớn lên, thấy rằng chúng đã trải qua một vài năm tuổi trẻ điên cuồng để đổi lấy một cuộc sống tầm thường.
Dữ liệu của Cục Thống kê Lao động và Cục điều tra dân số Mỹ trước năm 2011 cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa khả năng kiếm tiền và trình độ học vấn: nhóm học cao như bác sĩ, giáo sư có thu nhập bình quân gấp 5-6 lần nhóm học phổ thông. Những người học cao cũng có tỷ lệ thất nghiệp chỉ bằng 1/3 đến 1/4 nhóm lao động phổ thông, theo LinkedIn.
Xinhuanet dẫn số liệu năm 2016 cũng cho thấy thu nhập trung bình của người lao động Trung Quốc có trình độ đại học trở lên có bước nhảy vọt về chất lượng (hơn 2,5 lần) so với lao động phổ thông.
Một tương quan khác rất ít người nhận ra, đó là khi thu nhập tăng lên, sự giàu có sẽ tăng tuyệt đối theo cấp số nhân,
tạo thành đường cong hình chữ J, bởi vì tốc độ tăng trưởng tiêu dùng không tăng nhanh. Thống kê từ bộ phận St.Louis của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ với nhóm gia đình trên 40 tuổi có tài sản ròng trên một triệu đôla, thì nhóm nghỉ học trước trung học chỉ chiếm hơn 1%, trong khi nhóm thạc sĩ trở lên chiếm hơn 35% - mức chênh lệch còn gây sốc hơn nữa.
Nói một cách khác, học mới là cách kinh doanh kiếm được tiền nhất trên thế giới
Bức tranh minh họa cho thấy chỉ những người đã tích lũy kiến thức đến một mức độ nhất định mới có thể nhìn thấy sự thật của thế giới.
Những cuốn sách dường như chỉ là mấy dòng chữ đen trên giấy trắng, nhưng đó là sự tích lũy trí tuệ của những người đi trước. Nhiều nội dung đã được khảo chứng hàng trăm năm để trở thành sự thật, được ghi ra và truyền lại. Con người ngày nay chỉ cần mất vài ngày đã có thể lĩnh hội toàn bộ nội dung cuốn sách thành trí tuệ của mình và lưu trữ nó. Nhiều người thành đạt là vì đang đứng trên vai những người có ảnh hưởng lớn và tiếp thu trí tuệ tuyệt vời của những người đi trước.
Huyền Trang
Người giàu Trung Quốc tìm cửa chạy trốn cuộc sống quê nhà
Mối lo ngại về ô nhiễm không khí hay an toàn thực phẩm lại khiến các gia đình tầng lớp trung lưu mong muốn ra ... |
Cuộn giấy vệ sinh 34 tỷ và những món đồ quen thuộc mà đắt phát ngất
Các công ty ngày càng nâng cấp các món đồ thường ngày thành các món đồ xa xỉ mà chỉ người giàu mới dám có ... |
Những mánh lới gian lận "chạy" cho con nhà giàu vào trường danh giá
Quyên góp từ thiện, hồ sơ khám bệnh giả và những tấm ảnh giả là cách để đường dây chạy suất vào đại học có ... |
10 năm nữa Hà Nội phân biệt rõ: Giàu ô tô sang, nghèo đi bộ vui
TP.Hà Nội quyết tâm lên kế hoạch cấm xe máy, vì coi đây là thủ phạm gây ra tai nạn giao thông, ô nhiễm môi ... |